Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá dầu tăng vọt khi bạo lực ở Trung Đông làm rung chuyển thị trường

Giá cả hàng hóa

09/10/2023 07:40

Giá dầu tăng hơn 3 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch châu Á hôm nay (9/10), khi các cuộc đụng độ quân sự kịch tính giữa lực lượng Israel và Hamas cuối tuần qua đã làm sâu sắc thêm tình trạng bất ổn chính trị trên khắp Trung Đông.

Theo Oilprice, lúc 7h 20 ngày 9/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 1,76 USD, tương đương 2,08%, lên mức 86,34 USD/thùng. Cùng thời điểm, giá dầu WTI tăng 2,17 USD, tương đương 2,62%, lên mức 84,96 USD/thùng.

Cuối tuần qua, xung đột giữa Israel và Palestine trở nên căng thẳng hơn sau khi Hamas nã hàng nghìn quả rocket vào Israel và Israel cũng nhanh chóng đáp trả. 

Theo các nhà phân tích, giá dầu có thể tăng đột biến nếu căng thẳng leo thang. Các nhà phân tích cho biết, cả Israel và Palestine đều không phải là những nước đóng vai trò chủ chốt về dầu mỏ, nhưng cuộc xung đột nằm ở khu vực sản xuất dầu quan trọng.

Iman Nasseri, Giám đốc điều hành tư vấn năng lượng Trung Đông của Facts Global Energy cho biết tác động đến giá dầu sẽ bị hạn chế trừ khi "cuộc chiến" giữa hai bên nhanh chóng mở rộng thành một cuộc chiến tranh khu vực.

Việc bình thường hóa quan hệ Saudi-Israel có thể sẽ làm dừng lại các động thái gần đây nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran.

Giá dầu tăng vọt khi bạo lực ở Trung Đông làm rung chuyển thị trường - Ảnh 1.

Các giàn khoan dầu được nhìn thấy tại giàn khoan dầu khí đá phiến Vaca Muerta, ở tỉnh Patagonian của Neuquen, Argentina ngày 21/1/2019. Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích từ Ngân hàng ANZ cho biết: "Rủi ro địa chính trị ngày càng tăng ở Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu... biến động cao hơn có thể xảy ra".

Các cuộc tấn công đã thu hút sự lên án từ các quốc gia phương Tây nhưng lại được Iran và Hezbollah, đồng minh của Iran ở Lebanon, ca ngợi một cách công khai.

Sự chú ý của thị trường đã chuyển sang khả năng Iran tham gia vào các cuộc tấn công, điều mà chính quyền Israel đã cáo buộc.

Vivek Dhar, nhà phân tích tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, cho biết: "Để cuộc xung đột này có tác động lâu dài và có ý nghĩa đối với thị trường dầu mỏ, nguồn cung hoặc vận tải dầu phải giảm liên tục".

"Nếu các nước phương Tây chính thức liên kết tình báo Iran với cuộc tấn công của Hamas, thì nguồn cung và xuất khẩu dầu của Iran sẽ phải đối mặt với những rủi ro sụt giảm sắp xảy ra", ông Dhar nói.

Trong tuần trước, giá dầu liên tục trượt dốc, chiu tác động một phần bởi việc Nga dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu. Quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng của OPEC+ tại cuộc họp giữa tuần và Nga và Saudi Arabia sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,3 triệu thùng cho đến hết năm cũng không thể giúp kéo giá dầu lấy lại được những mất mát quá lớn trong tuần.

Trong tuần, báo cáo từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho thấy, tuần trước nữa, dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm 2,2 triệu thùng xuống 414,1 triệu thùng trong khi dự trữ xăng của nước này tăng mạnh 6,5 triệu thùng. Các nhà phân tích hàng hóa tại JP Morgan cho biết, mức tiêu thụ xăng của Mỹ theo mùa đang ở mức thấp nhất trong 22 năm.

Cũng trong tuần trước, thống kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ đã tăng thêm 336.000 việc làm trong tháng 9, gần gấp đôi so với dự báo của các nhà kinh tế (tăng 170.000). Theo các nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ có thể thúc đẩy tâm lý về nhu cầu dầu trong ngắn hạn, nhưng ngược lại đẩy đồng USD tăng mạnh hơn và làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất một lần nữa trước khi kết thúc năm.

(Nguồn: Reuters/Oilprice)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement