Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê thị trường thế giới và trong nước đồng loạt tăng

Giá cả hàng hóa

28/07/2022 08:49

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê phục hồi nhẹ, trong khi đó giá cao su và hồ tiêu dự báo giảm trong thời gian tới.

Giá cà phê phục hồi 

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng nhẹ, tại tỉnh Đắk Lắk: 42.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng:42.300 đồng/kg, Gia Lai: 42.800 đồng/kg g, Đắk Nông: 42.800 đồng/kg, Kon Tum: 42.800 đồng/kg, cảng TP HCM: 46.800 đồng/kg.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 27/7 tăng mạnh trên cả hai sàn kỳ hạn. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 35 USD (1,77%), giao dịch tại 2.009 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 33 USD (1,67%) giao dịch tại 2.007 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục tăng mạnh 5,9 Cent (2,77%), giao dịch tại 219,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 5,9 Cent/lb (2,82%), giao dịch tại 215,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 212,69 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Giá cà phê robusta vẫn đứng trước áp lực giảm giá khi nguồn cung tỏ ra vượt trội hơn cà phê arabica trên sàn New York. Trong tháng 7, giá cà phê robusta tích lũy giằng co trong khung 1.915 – 2.005. Việc chưa kiểm định thành công vùng kháng cự 2000-2010 gây khó khăn cho đà tăng của giá robusta trong tương lai. 

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa chính thức thông tin quan trọng về tỷ lệ lãi suất mới nhằm kiềm chế lạm phát, dự kiến sẽ có nhiều tác động rõ ràng hơn lên thị trường hàng hóa, trong đó có cà phê.

Giá cà phê arabica có sự phục hồi tốt nhờ cả yếu tố tiền tệ và yếu tố cung cầu. Đồng Real tiếp tục tăng so với USD, hỗ trợ cho đà tăng của giá cà phê arabica. Tồn kho cà phê chuẩn sàn ICE tiếp tục lập mức đáy trong 23 năm ở mức 703.3 nghìn bao. Thời tiết khô ráo không mưa ở vùng trồng cà phê chính của Brazil là Minas Gerais khiến giới đầu tư quan ngại về tình trạng khô hạn có thể ảnh hưởng tới sản lượng cà phê ở Brazil đang trong chính vụ thu hoạch.

Giá cà phê arabica trước giờ Fed công bố lãi suất vẫn trong dao động giằng co trong biên độ 205-225. Vùng kháng cự gần của giá là 203-205 và xa hơn nếu để mất mốc 200 một lần nữa thì có thể tìm lại vùng đáy cũ 193 – 194. Tuy nhiên, giá cà phê arabica phải kiểm định và duy trì trên vùng 220-223 mới đủ hấp dẫn kích hoạt lực mua mạnh.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 7/2022 đạt 58.365 tấn (tương đương 972.570 bao), giảm 2,46% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu của năm 2022 lên đạt 1.077.103 tấn (khoảng 17,95 triệu bao), tăng 19,29% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các nhà phân tích thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia, giá cà phê nội địa thời gian qua không theo giá sàn phái sinh, giao dịch có khi trên 44 triệu đồng/tấn. Muốn bán giá cao hơn, người kinh doanh cần phải theo dõi tỷ giá USD với VND. VND càng rẻ so với USD, giá cà phê nội địa càng tăng. Hiện tượng tăng này cũng không phải vì do nhu cầu tiêu thụ mà do yếu tố tiền tệ.

Giá tiêu dự báo giảm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 73.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.000 đồng/kg; Bình Phước: 72.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 73.500 đồng/kg.

Giá cà phê phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 2.

Thị trường hồ tiêu thế giới thời gian tới, dự báo tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự xói mòn nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp.

Trung Quốc đã quay trở lại thị trường nhưng có thể không đủ để kích thích vì Brazil và Indonesia đang bước vào mùa thu hoạch cho năm 2022. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.

Như vậy, tựu chung trên toàn thế giới, thị trường hồ tiêu vẫn được dự báo kém khởi sắc cho đến gần hết quý IV/2022. Yếu tố thị trường tăng mua từ Trung Quốc ít ảnh hưởng trên bình diện toàn cầu, nhưng ít ra với Việt Nam cũng khiến hoạt động mua bán sôi động hơn. Sự tăng mua từ thị trường này và việc đồng USD giảm nhẹ đang giúp giá tiêu trong nước tăng liên tiếp từ giữa tháng 7/2022 đến nay.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 123,64 nghìn tấn, trị giá 560,22 triệu USD, giảm 19,7% về lượng, nhưng tăng 12,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.134 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021, giảm 8,2% so với tháng 5/2022, nhưng tăng 15,5% so với tháng 6/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.531 USD/tấn, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su biến động nhẹ

Giá cao su hôm nay đồng loạt giảm tại các sàn châu Á. Giá cao su biến động mạnh giữa tháng 7.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 27/7/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 238,0 JPY/kg, giảm mạnh 1,6 yên, tương đương 0,67%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải giảm xuống mức 15 CNY, ghi nhận 12.065 CNY/tấn, tương đương 0,12%.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm liên tiếp 3 phiên cuối tuần, kết thúc tuần giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng do lo ngại về nhu cầu suy yếu ở Trung Quốc - nước tiêu dùng hàng hóa hàng đầu thế giới.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,7% xuống 155,1 US cent/kg.

Giá cà phê phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 153,30 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 7, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng lên 261 Yên/kg vào ngày 15/7 nhưng sau đó giá giảm mạnh.

Tại sàn SHFE Thượng Hải giá giảm mạnh. Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên tiếp tục giảm mạnh.

Tại thị trường Việt Nam, trong 10 ngày giữa tháng 7, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động nhẹ.

Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 310-290 đồng/ TSC, giảm 10 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó.

Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa ổn định ở mức 323-325 đồng/TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 295-305 đồng/TSC.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có 938.800 ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Dự kiến sản lượng mủ cao su thu hoạch trong cả năm 2022 đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement