Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá cà phê giảm gần 1.500 đồng/kg trong tuần qua

Giá cả hàng hóa

03/10/2022 08:24

Thị trường nông sản hôm nay 3/10 ghi nhận giá cà phê trong nước giảm gần 1.500 đồng kg trong tuần qua trong khi giá tiêu được dự báo giảm do đồng USD mạnh lên.

Thị trường cà phê tiếp đà sụt giảm

Giá cà phê trong nước hôm nay 3/10 giao dịch trong khoảng 46.100 - 46.500 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng: 46.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 46.500 đồng/kg, Đắk Nông: 46.300 đồng/kg, Gia Lai: 46.400 đồng/kg, Kon Tum: 46.400 đồng/kg. 

Tổng kết tuần trước, giá cà phê mất 1.200 - 1.400 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 giảm 29 USD/tấn, giao dịch ở mức 2.153 USD/tấn; giao tháng 1/2023 giảm 29 USD/tấn, giao dịch ở mức 2.146 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 4,15 cent/lb, giao dịch ở mức 221,55 cent/lb; giao tháng 3/2023 giảm 4,3 cent/lb, giao dịch ở mức 212,55 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần ảm đạm  - Ảnh 1.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE tiến về mốc 2,3 USD/pound.

Hiện Việt Nam là một cường quốc về xuất khẩu cà phê khi 8 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD. Ngành cà phê đã ghi tên Việt Nam vào bản đồ nông nghiệp thế giới và đóng góp lớn cho xuất khẩu, làm thế giới biết đến Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay mỗi ngày thế giới uống gần 3 tỷ cốc cà phê thì Việt Nam chiếm gần 20%. Mức tiêu thụ cà phê trong nước đã tăng từ 3% lên 10% trong 05 năm qua.

Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng Chín, nước ta đã xuất khẩu 38.000 tấn cà phê, tương đương với kim ngạch 92,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cà phê giai đoạn 01/09-15/09 đã giảm đến 25% về lượng và giảm 10% về giá trị. Tuy nhiên, luỹ kế từ đầu năm, xuất khẩu cà phê vẫn tăng 12% về lượng và tăng 38% về giá trị.

Theo Tổng cục Thông kê Việt Nam, ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng Chín sẽ đạt 100.000 tấn (khoảng 1,66 triệu bao), lũy kế cả niên vụ 2021/2022 xuất khẩu cà phê sẽ tăng 6,14% so với niên vụ trước.

Niên vụ cà phê 2022-2023 chính thức bước vào năm kinh doanh mới tính từ 1/10/2022 giữa những biến động phức tạp. Dịch Covid-19 có phần lắng dịu dù chưa được giải quyết dứt điểm, thị trường Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “zero Covid”, Ngân hàng trung ương các nước tiêu thụ lẫn nước xuất khẩu cà phê tiếp tục tăng lãi suất cơ bản đồng nội tệ vì mục tiêu giảm đà lạm phát. Giá cả năng lượng và sinh hoạt tăng, chi phí đầu vào cho sản xuất như giá phân bón, vận tải còn cao… sẽ gây không ít khó khăn cho nhà vườn. Tóm lại, đầy khó khăn vẫn còn lơ lửng trong chuỗi cung ứng toàn cầu...

Giá tiêu được dự báo tiếp tục giảm

Giá tiêu trong nước hôm nay giao dịch trong khoảng từ 63.000 - 65.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại Gia Lai, thấp nhất thị trường là 63.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai: 64.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 64.000 đồng/kg; Bình Phước: 64.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 65.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần ảm đạm  - Ảnh 2.

Bộ Công Thương đánh giá, tháng 9/2022, giá hạt tiêu xuất khẩu trên thị trường diễn biến không đồng nhất. Trong khi giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại Indonesia ghi nhận tăng, Malaysia giữ ổn định thì tại Việt Nam và Brazil lại đồng loạt giảm.

Dự báo trong ngắn hạn, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục giảm do đồng USD tăng mạnh. Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất nhằm hạn chế lạm phát đã đẩy đồng USD chảy ngược vào Mỹ. Điều này khiến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, bao gồm hạt tiêu.

Nhu cầu tiêu thụ yếu được coi là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá hạt tiêu những tháng tiếp theo, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu - vốn là hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới. Giá tiêu trong nước đang về gần mốc 60.000 đồng/kg.

Thương mại hồ tiêu toàn cầu trong 8 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết các nhà cung cấp lớn. Trong đó, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới với khối lượng đạt 160.891 tấn, nhưng so với cùng kỳ xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh 18,6%.

Tương tự, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt là 7,4% và 12,5%.

Tuy vậy, xuất khẩu tiêu của Việt Nam và Brazil trong tháng 8 cho thấy có sự cải thiện tích cực so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 8, giá tiêu đen tại các nước sản xuất tiếp tục biến động trái chiều: xu hướng giảm được ghi nhận đối với giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam (giảm 7,5 – 8%) và Brazil (giảm 2,5%), nhưng tăng hơn 10% tại Indonesia và tăng 1,4% tại Ấn Độ.

Tháng 9, giá tiêu từ các nước đồng loạt giảm ngoại trừ Indonesia tiếp tục tăng 1,6% lên mức 4.142 USD/tấn tính đến ngày 15/9, mức cao nhất kể từ cuối năm ngoái.

Thị trường cao su không ổn định

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2022 ghi nhận mức 227,8 JPY/kg, giảm 0,3 JPY/kg trong khi cao su kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng nhẹ 0,31%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2022 giao dịch ở mức 11.905 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,12%, giảm 135 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở các kỳ hạn tháng 11, tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023 ở mức giảm hơn 1%.

Thị trường nông sản đầu tuần ảm đạm  - Ảnh 3.

Cao su giảm 43,40 US Cents / kg hay 24,34% kể từ đầu năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong 10 ngày giữa tháng 9, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á biến động trái chiều khi giá tại Nhật Bản giảm so với 10 ngày trước đó, trong khi giá tăng tại Thượng Hải và Thái Lan.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su liên tục giảm so với 10 ngày trước đó. Ngày 19/9, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 215 Yên/ kg (tương đương 1,5 USD/kg), giảm 3,2% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cao su tại Nhật Bản giảm do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù sự gia tăng tại thị trường Thượng Hải đã hạn chế đà giảm

Tại sàn SHFE Thượng Hải, giá cao su biến động mạnh. Sau khi tăng lên 11.940 NDT/tấn vào ngày 15/9, giá giảm trở lại, nhưng vẫn tăng so với 10 ngày trước đó.

Ngày 19/9, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.865 NDT/tấn (tương đương 1,69 USD/tấn), tăng gần 3% so với 10 ngày trước đó, nhưng giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su tại Trung Quốc phục hồi sau khi Chính phủ nước này tái khẳng định cam kết ổn định nền kinh tế thông qua hỗ trợ chính sách theo từng giai đoạn. Trung Quốc tiếp tục đưa ra các chính sách theo từng giai đoạn để ổn định kinh tế, tập trung vào sự phục hồi tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư, đồng thời khẳng định thực hiện các chính sách này càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, doanh số bán ô tô của Trung Quốc trong tháng 8 tăng mạnh, đạt 2,38 triệu chiếc, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2021, dẫn đầu là doanh số bán xe điện do được thúc đẩy bởi chính sách khuyến khích của Chính phủ.

Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên giảm xuống mức 50,9 Baht/kg vào ngày 12/9, sau đó giá tăng nhẹ trở lại. Ngày 19/9, cao su RSS3 được chào bán ở mức 52,1 Baht/ kg (tương đương 1,41 USD/kg), tăng hơn 2% so với 10 ngày trước đó, nhưng vẫn giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Ấn Độ, giá cao su tự nhiên liên tục giảm mạnh trong thời gian qua, khiến khoảng 12 nghìn người trồng cao su quy mô nhỏ ở bang Kerala - khu vực trồng cao su trọng điểm của Ấn Độ đang phải chịu thua lỗ.

Nông dân ở bang Kerala đã đưa ra các đề xuất bao gồm việc tăng thuế nhập khẩu đối với mủ cao su và cao su hỗn hợp, đề nghị được tăng trợ cấp tái canh (hiện vẫn ở mức 25.000 Rupee/ha) và điều chỉnh giá hỗ trợ của cây trồng theo chương trình bình ổn giá từ 170 Rupee lên 200 Rupee.

Tại thị trường Việt Nam, trong 10 ngày giữa tháng 9, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố giảm 5-10 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement