Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà

Lối sống

02/02/2024 09:03

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm được người dân coi như bắt đầu bước vào những ngày Tết với phong tục truyền thống nhà nhà làm mâm cỗ cúng, tiễn "ông Công, ông Táo" về Trời.
news

Tất bật mua sắm 

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm được người dân coi như bắt đầu bước vào những ngày Tết với phong tục truyền thống nhà nhà làm mâm cỗ cúng, tiễn "ông Công, ông Táo" về Trời.

Thời nay, khi người ngày càng đông, lượng phương tiện tăng lên "chóng mặt" và tương ứng là tình trạng giao thông đông đúc thì tâm lý "cúng sớm cho đỡ tắc đường" bắt đầu nảy sinh và nhiều nhà đã cúng từ ngày 22 để tiễn "ông Công, ông Táo" sớm lên được Trời. Do đó, thị trường đồ cúng lễ ngày 23 tháng Chạp cũng sớm nhộn nhịp ở khắp nơi.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 1.

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, từ đầu giờ sáng 2/2 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người dân đã tấp nập đi sắm mua đồ lễ. Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 2.

Tạo hình, kết hợp các loại hoa hồng, cúc, bưởi bày ban thờ dịp 23 tháng Chạp. Ảnh: TTXVN.

Khu chợ Hàng Bè (phố Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tấp nập hoạt động mua - bán, trong đó mặt hàng bán chạy nhất là gà, xôi, các loại bánh. 

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 3.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 4.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 5.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 6.

Nem rán và bánh xu xuê tạo hình cá chép vàng được bày bán dịp 23 tháng Chạp. Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 7.

Cá chép vàng - “phương tiện” di chuyển của các Táo - vật không thể thiếu mỗi dịp ông Công ông Táo. Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 8.

Hàng hóa phục vụ Tết năm nay khá đa dạng và giá cả cũng không cao, nhất là ở các chợ dân sinh. Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 9.

Đi chợ dân sinh những ngày này xem người ta mua bán cũng là dịp để thưởng ngoạn nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 10.

Mặt hàng vàng mã phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo được bày bán khá đa dạng, như: Bộ Táo quân, thần linh, cá chép giấy, tiền, vàng, hương, nến… Ảnh: TTXVN.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 11.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 12.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 13.

Đến các chợ dân sinh những ngày này mới thấy rõ sức nóng của Tết đang cận kề. Ê hề các loại quả bày Tết được bày bán ở các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Người trẻ bỏ cá chép, vàng mã khỏi mâm cúng ông Táo

Nhận thấy hóa vàng làm môi trường ô nhiễm, phóng sinh cũng có thể làm chết cá chẳng khác sát sinh nên một số gia đình đã từ bỏ tập tục này.

Một người cho biết nhiều năm trước gia đình cũng làm lễ cúng ông Công, ông Táo như mọi nhà. Mỗi dịp như vậy, cả khu phố nồng nặc mùi khói và bụi do hóa vàng, mọi người đều khó chịu.

Họ cho rằng những gì là truyền thống tốt đẹp của cha ông thì giữ gìn, những gì không còn phù hợp thì thay đổi. Dù năm đầu tiên thay đổi vẫn cảm thấy "có chút không quen", tâm lý vẫn còn lo lắng. Nhưng năm sau đó, mọi việc trong gia đình đều bình thường, các thành viên khỏe mạnh. 

Từ thời thượng cổ con người đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đất, nước, mặt trời... để cầu mong bình an. Dần dần, việc tôn thờ này trở thành tín ngưỡng dân gian thờ cúng các thần linh như ông Công, ông Táo, Thần Tài. Trong đó, ông Công, thần đất, là vị thần gần gũi nhất phù hộ cho gia đình. Ông Táo là vị thần chuyên quản việc nấu nướng, ăn uống.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 14.

Một số người cho rằng việc đốt vàng mã hay thả cá chép chỉ gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường. Ảnh minh hoạ

Tết ông Công ông Táo đã có lịch sử mấy nghìn năm với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý. Tuy nhiên ngày nay cuộc sống hiện đại chuộng hình thức, khoe mẽ làm làm phai nhạt các giá trị truyền thống. Hàng năm đến dịp này lại dậy sóng việc đốt vàng mã tràn lan và phóng sinh bừa bãi.

Người dân nên thực hành nghi lễ văn minh, đốt vàng mã giữ gìn vệ sinh, tránh cháy nổ. Thả cá sao cho cá phải sống, không bỏ túi nilon, rác, ảnh hưởng đến môi trường.

TP.HCM: Cây cảnh tấp nập đổ về phố, shipper làm không kịp nghỉ

Ngày 1/2, dọc các tuyến đường TP.HCM, các nhà vườn, tiểu thương đã bắt đầu bày bán các loại hoa, cây cảnh... tạo nên không khí nhộn nhịp, tươi vui những ngày cận Tết.

Theo một số nhà vườn, năm nay do thời tiết khắc nghiệt nên giá một số loại hoa, cây cảnh sẽ tăng so với những năm trước. Tùy thuộc vào kích thước và xuất xứ, các loại hoa ở đây sẽ có giá khác nhau. Cụ thể, cúc mâm xôi Hàn, loại vừa giá từ 200.000 - 500.000 đồng. Cúc đại đóa giá dao động từ 300.000 đến vài triệu đồng mỗi chậu.

Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 15.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 16.
Đưa ông Công, ông Táo về Trời - Tết đã 'gõ cửa' từng nhà- Ảnh 17.

Dịch vụ chở cây cảnh, hoa...đang giúp nhiều bác tài xế có thêm thu nhập mua sắm Tết. Ảnh: Toquoc

Hầu hết các loại hoa đều được vận chuyển từ Sa Đéc lên TP.HCM, chỉ có một số ít hoa như cúc họa mi, cẩm tú cầu mới phải nhập từ nhà vườn ở Đà Lạt.

Nhiều tài xế xe ôm tranh thủ nhận thêm việc chở hoa để kiếm thêm thu nhập. Các tài xế xe ôm công nghệ cũng nhận cuốc chở hoa đi giao cho khách. 

Nhiều người chia sẻ rằng những ngày hoa cảnh bắt đầu từ các nơi đổ về thành phố, mọi người giao hàng không kịp nghỉ, dù mệt nhưng vui vì kiếm thêm thu nhập để lo Tết cho gia đình.

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement