Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê

Lối sống

01/02/2024 08:02

Ngoài phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên bến Bạch Đằng, đường mai vàng Nhà văn hóa Thanh niên, trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM cũng được trang hoàng rực rỡ để đón chào Tết Giáp Thìn 2024.

Chiều 31/1, công nhân thi công đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) đang tất bật thi công để kịp tiến độ. Ngay cổng vào của đường hoa là vị trí của hai linh vật rồng lớn với tên gọi "Lưỡng Long triều liên" (đôi rồng chầu sen). 

Hai đầu ở cổng chào, đoạn đối diện UBND TP.HCM đã ra hình hài, dáng vẻ uy nghi, kích thước vòng đầu khoảng 2 m, cao hơn 3 m so với mặt đất. Đây là công đoạn khó nhất khi thi công vì quyết định thần thái của rồng. Thời gian tới, đơn vị thi công sẽ gắn ngọc vào miệng linh vật.

Miệng rồng ngậm ngọc đường kính 50cm được mô phỏng bằng nhựa mica, bên trong chứa đèn thắp sáng. Thân rồng đan chéo vào nhau tạo mái trần trang trí đẹp mắt và thông thoáng.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 1.

Chiều 31/1, các công nhân đang tất bật thi công các hạng mục của đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, đôi linh vật rồng với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” dài hơn 100 m đã dần hoàn thiện. Ảnh: VTCnews

Theo nhà thiết kế, linh vật rồng là sự kết hợp các đặc điểm rồng của thời Lý, Trần, Nguyễn, thể hiện ở các dáng vẻ đầu luôn hướng lên, mũi to, chóp mũi tròn, mắt lồi, miệng ngậm ngọc, bờm to ở má và trên đầu. 

Thân uốn lượn hình sin theo hướng bay lên là đặc điểm thường thấy trong hình ảnh rồng thời Lý và Trần, hình dáng đuôi xòe như ngọn lửa là đặc điểm của rồng thời Nguyễn.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 2.

Mỗi đuôi rồng có một hình hài khác nhau với những đường cong mềm mại. Các vảy rồng được tạo hình thân thiện với môi trường, khi hơn 90% chất liệu là mây tre và mành quạt nan. Ảnh: VTCNews

Còn tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cũng đang diễn ra Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 từ ngày 24/1 đến 14/2 (nhằm ngày 14 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), với chủ đề "TP.HCM - Thành phố tôi yêu".

Những ngày này, nhiều người từ khắp nơi đổ xô về đây để check-in với vườn mai vàng, phố ông đồ, cùng nhiều tiểu cảnh trong khuôn khổ lễ hội.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 3.

Để xin chữ hay chụp ảnh ở phố ông đồ phải chờ đến lượt vì lượng người mỗi lúc một đông. Ảnh: baomoi

Năm nay, hơn 100 cây mai vàng được "trồng" quanh Nhà văn hoá Thành Niên khiến cho đường phố càng thêm rộn ràng không khí Tết. Hàng mai toả sáng rực rỡ tuyến đường Phạm Ngọc Thạnh khiến nhiều người thích thú đến "check in" nên gây ùn tắc giao thông tại một số thời điểm trong ngày

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 4.

Hàng nghìn người dân cũng như du khách nước ngoài đến tham quan, "check in" vườn mai. Ảnh: kenh14

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 5.

Năm nay, mô hình rồng - linh vật Tết Giáp Thìn 2024 cũng được trưng bày trong vườn mai để du khách "check in". Ảnh: kenh14

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 6.

Từ các gia đình, những bạn trẻ đều xúng xính áo dài đẹp để "check in" tại Phố ông đồ. Ảnh: kenh14

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 7.

Khu vườn mai luôn chật kín người dân và du khách "check in". Ảnh: kenh14

Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, người dân tại TP.HCM cũng tất bật trang hoàng nhiều con hẻm, khu phố nơi mình sinh sống.

Dọc theo nhiều tuyến đường trung tâm thành phố, không khó để bắt gặp những con đường được trang trí với nhiều tiểu cảnh bắt mắt, gợi không khí Tết Nguyên đán đã gần kề.

Sặc sỡ trong ánh mai vàng, cành đào thắm và túp lều tranh quen thuộc chốn thôn quê, hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) đã được người dân nơi đây chung tay "tô điểm" từ 5 ngày trước.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 8.

Hẻm 153 Nguyễn Thị Minh Khai ngập trong sắc mai vàng, bao lì xì đỏ được người dân chuẩn bị tỉ mỉ. Bên cạnh đó, bức áp phích khổ lớn in hình Bác Hồ thu hút sự quan tâm của các bạn thiếu nhi. Ảnh: Tuoitre

Không chỉ làm đẹp cho khu phố, mà việc trang trí hẻm Tết cũng đem lại nhiều niềm vui và kỷ niệm cho người dân tại đây. Trong không gian rộn ràng và nhộn nhịp, mọi người đều tràn đầy háo hức, phấn khởi khi không khí Tết tràn ngập mọi góc hẻm.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 9.

Hẻm 100 đường Trần Hưng Đạo (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) được người dân trang hoàng rực rỡ cờ hoa. Ảnh: Tuoitre

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 10.

Hàng nghìn lồng đèn đỏ được treo lên tại hẻm 18A Nguyễn Thi Minh Khai (quận 1). Ảnh: Tuoitre

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 11.

Cuối hẻm 18A Nguyễn Thi Minh Khai (quận 1) là một tiểu cảnh được trang trí với rất nhiều loài hoa đẹp.

Những ngày này, tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5) rực rỡ màu sắc với nhiều mặt hàng trang trí Tết,… khiến những ai đi qua cũng thấy Tết đang đến gần.

TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 12.
TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 13.
TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check-in trước khi về quê- Ảnh 14.

Nhiều người dân đến đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 mua đồ về trang trí Tết.

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement