Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đông Nam Á sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng nếu thiếu khí tự nhiên giá rẻ

Kinh tế thế giới

09/03/2023 07:08

Một nghiên cứu được công bố trong tuần này cho thấy, tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Đông Nam Á và các cam kết thực hiện mục tiêu không phát thải ròng khí carbon sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu khu vực không tiếp cận được khí đốt tự nhiên giá cả phải chăng.

Paul Everingham, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Năng lượng và Khí đốt tự nhiên châu Á (ANGEA), cho biết giá khí đốt cao vào năm ngoái là mối đe dọa đối với các nền kinh tế đang phát triển của khu vực, một số nước đã chuyển sang sử dụng than vì lý do chi phí.

Đông Nam Á sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng nếu thiếu khí tự nhiên giá rẻ

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Trừ khi có thêm khí đốt được đưa vào châu Á - Thái Bình Dương, và rất có thể là từ Bắc Mỹ", Everingham nói. "Đông Nam Á có thể sẽ vẫn nghèo năng lượng và sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng hoặc GDP trong 30 đến 40 năm tới", ông nói.

Ông cho biết Bắc Mỹ có trữ lượng khí đốt và khả năng nhanh chóng đưa LNG ra thị trường làm hạ nhiệt giá cả.

Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục là nhà nhập khẩu LNG lớn khi nước này giảm đầu tư vào việc nhập than từ nước ngoài và tăng khả năng lưu trữ và tái khí hóa. Ông nói, quốc gia này có thể tìm cách nắm giữ cổ phần trong các nhà máy sản xuất LNG để đảm bảo nguồn cung trong tương lai.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản sẽ tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân để thực hiện chiến lược phát thải khí thải thấp và tăng cường an ninh năng lượng, nhưng sẽ vẫn là nhà nhập khẩu LNG lớn.

ANGEA không thấy Australia có nhiều dư địa để tăng sản lượng LNG, trong khi các trung tâm xuất khẩu đang lên của châu Phi bao gồm Mozambique và Angola có thể cần thời gian để mở rộng sản xuất.

Giá LNG có khả năng duy trì ở mức cao trong hai năm tới cho đến khi một số kho cảng xuất khẩu mới của Hoa Kỳ hiện đang hoặc sắp bắt đầu xây dựng bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

(Reuters)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement