Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đồng Baht biến động, gạo Thái Lan mất lợi thế cạnh tranh với Việt Nam

Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay do cuộc đua tranh giành vị trí xuất gạo toàn cầu đang dần hạ nhiệt.

Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Chookiat Ophaswongse dự báo, nhu cầu yếu hơn từ Indonesia, khách hàng hàng đầu của nước này trong năm ngoái. Ông cho biết, đồng Baht biến động cũng có thể gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh với Việt Nam.

Ước tính sơ bộ cho thấy, xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, vào khoảng 8,8 triệu tấn trong năm 2023. 

Tuy nhiên, Indonesia, có thể sẽ giảm mua hàng sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, "Đồng Baht cũng rất biến động, khiến giá của chúng tôi không có tính cạnh tranh, trong khi vụ mùa mới của Việt Nam có vẻ tốt", Chookiat nói.

Đồng Baht biến động, gạo Thái Lan mất lợi thế cạnh tranh với Việt Nam- Ảnh 1.

Một nông dân Thái Lan trên ruộng lúa - Ảnh: Nikkei.

Giá gạo xuất khẩu từ một số "vựa lúa" ở châu Á tăng khi những căng thẳng về nguồn cung khiến giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao kỷ lục 15 năm vào hồi tháng 12. Trong khi giá gạo đồ của Ấn Độ cũng ở mức cao nhất trong 2 tháng.

Giới chuyên gia nhận định, có 2 nguyên nhân chính khiến giá gạo thế giới tăng mạnh trong năm ngoái. Một là Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và hai là thời tiết khô hạn ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất lúa gạo ở nhiều quốc gia. Hai yếu tố này dẫn tới tình trạng thắt chặt nguồn cung trên thị trường gạo toàn cầu và giá gạo tăng như một hệ quả tất yếu.

Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã chứng kiến sản lượng gạo suy giảm do lượng mưa ít do hiệu ứng El Nino. Nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước và kiềm chế lạm phát giá lương thực, quốc gia đông dân nhất thế giới đã quyết định hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2023 và dự kiến duy trì hạn chế này cho tới ít nhất giữa năm 2024.

Chookiat cho biết vụ đông xuân của Việt Nam dự kiến thu hoạch vào tháng 2 và tháng 3, sẽ giúp giá gạo ổn định và thu hút người mua trở lại như Philippines. 

Nguồn cung của Ấn Độ cũng có thể được giải phóng sau cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới, làm dịu đi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu.

Chookiat cho biết: "Ấn Độ có thể sẽ duy trì lệnh cấm trong nửa đầu năm nay. Nhưng nếu chúng bị thu hồi trong nửa cuối năm, giá gạo toàn cầu sẽ giảm ngay lập tức". 

Tại Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, giá gạo hiện đang giảm nhẹ trong thời gian này khi các nhà giao dịch chờ nguồn cung mới vụ Đông - Xuân.

Trong nửa đầu năm 2024, Philippines, Trung Quốc và Indonesia sẽ vẫn là các thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam.

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2024, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn, đồng thời, mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Như vậy, thế giới sẽ thiếu hụt 5 triệu tấn gạo trong năm nay. Ngoài ra, lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn nên đây là thời cơ lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement