Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Điểm mặt những dự án lấn sông Hàn: Nguồn nước của Đà Nẵng bị đe dọa nghiêm trọng (bài cuối)

Phân tích

10/05/2019 01:23

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về nguồn nước của Đà Nẵng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các dự án "bức tử" sông Hàn.

Liên quan đến những dự án "bức tử" sông Hàn ở Đà Nẵng khiến dư luận dậy sóng thời gian qua, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của giáo sư Trần Văn Nam, nguyên Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ những quan điểm, ý kiến về vấn đề này.

Nhiều khu đô thị lấn sông tạo nguy cơ lũ lụt

Trong khoảng hơn 10 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì thành phố Đà Nẵng đã hình thành nhiều khu đô thị ven sông như Khu Nam Việt Á, Marina Complex...

Bên cạnh đó cũng có hàng loạt các công trình giao thông khác. Các dự án/công trình này vừa thể hiện sự phát triển đáng kể của thành phố Đà Nẵng nhưng đồng thời cũng đi kèm những tác động đến môi trường tự nhiên - xã hội, đặc biệt là những tác động đến dòng chảy tự nhiên (sông Hàn) vốn nằm xuyên suốt và là mạch nước chính ở thành phố biển Đà Nẵng.

Những dự án lấn sông rầm rộ đang gây nên nhiều nguy cơ về lũ lụt, hướng dòng chảy con sông bị thay đổi.
Những dự án lấn sông rầm rộ đang gây nên nhiều nguy cơ về lũ lụt, hướng dòng chảy con sông bị thay đổi.

Những tác động này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nói chung cũng như các hoạt động phát triển kinh tế. Vì vậy các thành phố dọc sông, ven biển như Đà Nẵng thường xuyên chịu tác động lớn về vấn đề lũ lụt, ngập úng, bão vào mùa mưa cũng như vấn đề xâm nhập mặn ảnh hưởng đến nguồn nước trong mùa khô.

Sự phát triển đô thị theo thời gian dọc theo sông Hàn sẽ làm thay đổi đặc điểm thủy lực dòng chảy; các công trình cầu dọc tuyến sông Hàn – Cẩm Lệ và hệ thống đường giao thông được xây dựng như các con đê chắn lũ như Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Đường Hòa Phước – Hòa Khương, các công trình cản trở dòng chảy làm thay đổi địa hình dẫn tới sự phân bố và thay đổi lũ trong mùa mưa sẽ rất khó dự đoán và phòng tránh.

Công trình Bến du thuyền Marina Complex được xây dựng ở cửa sông Hàn, có thể thấy mặc dù diện tích lấp đất đoạn sông trên hiện trạng đê bao có sẵn, tuy nhiên việc san lấp che kín mặt cắt sông sẽ thu hẹp dòng chảy đoạn này, làm tăng tốc độ dòng chảy, đặc biệt có khả năng gây sạc lở cục bộ và sẽ làm cho phía thượng lưu và khu vực xung quanh ảnh hưởng, mực nước sẽ dâng lên.

Do đó cần phải làm rõ được mức độ ảnh hưởng khi xuất hiện công trình này, nó có ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy, xói lở và đặc biệt là vấn đề ngập lụt (cả về quy mô và mức độ) ở khu vực ven dòng chảy. Bên cạnh đó, cũng cần phải đánh giá tác động tổ hợp của các công trình đã được xây dựng trong khoảng 10 năm qua để thấy được sự thay đổi lũ lụt ở TP. Đà Nẵng như thế nào, làm cơ sở để đầu tư công tác phòng chống lụt bão cho hữu hiệu.

Ngoài ra, những đoạn sông chưa có quy hoạch thì khi hình thành đô thị ven sông cần phải sớm xác định ranh giới hành lang thoát lũ cũng như sớm xây dựng phương án cắm mốc để phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão.

Kiến nghị

Cần phải có kết quả tính toán, đánh giá (bằng các phương pháp định tính và định lượng như: mô hình toán) để làm rõ tác động của công trình Marina Complex đến ngập lụt cũng như sự thay đổi các đặc điểm dòng chảy ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội ở lưu vực sông Hàn. Bên cạnh đó cần đánh giá tác động tổng thể của các công trình đã xây dựng cũng như dự kiến thực hiện trong sự phát triển chung về kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng.

Giáo sư Trần Văn Nam.
Giáo sư Trần Văn Nam.

Những kết quả đánh giá đầy đủ, chuẩn sẽ đưa những giải pháp phù hợp; vừa đảm bảo phát triển kinh tế - vừa đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường cho thành phố Môi trường - Thành phố Đà Nẵng, vừa an dân và chính quyền sẽ có cơ sở khoa học để quyết định đầu tư, không được đầu tư hay không nên đầu tư.

Thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi có dòng sông Hàn chảy qua, bạn bè năm châu có dịp ghé đến đều trầm trồ, thèm muốn. Tham khảo các thành phố trên thế giới có dòng sông chảy qua, họ đều gìn giữ như báu vật, xem không gian con sông là tài sản chung của mọi người dân và chỉ đầu tư những công trình công cộng, hợp lý, vì lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững và hầu như không có những dự án chia lô, xây nhà sát bờ sông.

Đương nhiên san lấp một phần lòng sông tự nhiên để xây dựng công trình thì không bao giờ có. Chính vì vậy Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã yêu cầu "Phải đánh giá toàn diện lại mọi tác động của dự án với lợi ích của người dân, sự phát triển bền vững của thành phố chứ không riêng gì vấn đề môi trường".

Tôi rất đồng ý với ý kiến chỉ đạo của đồng chí bí thư và mong TP xem xét, khẩn trương đánh giá tổng thể lại những dự án đã, đang và sắp triển khai, đặc biệt là trên sông Hàn, sông Cu Đê nhằm có những giải pháp phù hợp, kịp thời điều chỉnh hay ngăn ngừa lũ lụt, sạc lở trong tương lai.    

GS TRẦN VĂN NAM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement