Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dịch tả heo châu Phi nguy hiểm thế nào, có đe dọa ngành chăn nuôi Việt Nam?

Vĩ mô

10/09/2018 14:08

Không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan, Hàn Quốc… triển khai cả chó nghiệp vụ tại sân bay để phát hiện mầm bệnh có nguy cơ xâm nhập.

Dịch tả heo châu Phi không lây từ heo sang người, nhưng người có thể là trung gian lây lan mầm bệnh, virus dịch tả heo châu Phi (ASFV) có thể bám trên quần áo du khách, hay theo thực phẩm (thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo) mà du khách mang theo khi đi du lịch.

Trong điều kiện bình thường, virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi tồn tại trong thịt heo tươi sống tới 105 ngày, trong thịt heo muối là 180 ngày, heo xông khói 300 ngày, trong thịt heo đông lạnh có thể lên đến 3 năm, trong huyết heo virus sống tới 18 tháng, heo mát 110 ngày, nội tạng 105 ngày và trong phân heo virus này tồn tại 11 ngày.

20180908_090339
Bác sĩ Thú y Anan Lertwilai phân tích nguy cơ dịch tả heo châu Phi xâm nhập vào Việt Nam.

Do không có vác xin phòng bệnh, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết, nếu xảy ra dịch bệnh ASF thì heo bệnh phải bị tiêu hủy, heo trong khu vực có bán kính 3km sẽ bị cấm vận chuyển buôn bán.

Đây là lý do khiến nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc… triển khai cả chó nghiệp vụ tại sân bay để phát hiện thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo đựng trong hành lý du khách Trung Quốc nhập cảnh theo đường du lịch, để kiểm tra nhanh nhằm phát hiện virus dịch tả heo châu Phi đang hoành hành tại trung Quốc.

Theo tiến sĩ MichelGuillaume, Giám đốc Kỹ thuật Tập đoànOlmix (Pháp), tính đến đến ngày 7/9, Trung Quốc đã có 14 ổ dịch. Dịch bệnh đang tiến gần tới biên giới Việt Nam khi nguy cơ không chỉ nằm ở việc vận chuyển, buôn bán heo và các sản phẩm từ thịt heo tại khu vực biên giới hai nước, mà còn đến từ cả nguồn thức ăn thừa trên các chuyến bay được sử dụng làm thức ăn cho heo, vì nguy cơ lây lan virus qua thức ăn trên các chuyến bay thương mại quốc tế là rất lớn.

Tiến sĩ Michel dẫn chứng, bệnh dịch tả heo xuất hiện ở Brazil vào năm 1978 có nguyên nhân từ việc dùng thức ăn thừa trên máy bay để cho heo ăn. Nên ông cho rằng Việt Nam cần phải kiểm soát ngay từ sân bay, ngăn chặn nguồn thực phẩm dư thừa trên các chuyến bay.

Bác sĩ Thú y Anan Lertwilai, Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, cho hay một ngày sau khi Trung Quốc công bố phát hiện ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên, Thái Lan đã ra công văn yêu cầu kiểm soát dịch bệnh và lên phương án phòng ngừa dịch xâm nhập vào nước này.

Trong khi đó, tại Việt Nam phải gần một tháng sau, vào ngày 30/8, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới có công văn gửi các địa phương yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch. Theo các chuyên gia thú y, phản ứng này khá chậm so với mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Nhất là hiện nay, Trung Quốc phát hiện tới 14 ổ dịch.

Ông cho biết thêm, trong giai đoạn từ năm 2007 - 2012, dịch bệnh tai xanh xảy ra ở Việt Nam đã làm 1,5 triệu con heo mắc bệnh và hơn 900.000 con heo bị tiêu hủy, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1.600 tỷ đồng. Điều đáng nói, dịch bệnh tai xanh còn có vắc xin hiệu quả để phòng bệnh, trong khi dịch tả heo châu Phi hiện chưa có vác xin, nên trong trường hợp dịch bùng phát thì thiệt hại sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi đàn heo mắc dịch bệnh này, tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt, Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xem xét tạm ngưng nhập khẩu thịt heo từ những nước đã xuất hiện dịch tả heo châu Phi như Ukraina, Ba Lan ... Vì thịt nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh, trong khi virus dịch tả heo châu Phi lại sống rất lâu trong thịt đông lạnh. Tạm ngừng các hoạt động tạm nhập tái xuất các sản phẩm thịt heo, vì đây cũng là nguy cơ đem dịch bệnh về Việt Nam.

Đồng thời, nhà nước cần xây dựng ngay chính sách hỗ trợ tiêu hủy khi xảy ra dịch tả heo châu Phi ở trong nước. Trước đây, mỗi khi một dịch bệnh nguy hiểm nào đó xuất hiện và bùng phát trên vật nuôi, chính sách hỗ trợ tiêu hủy mới được xem xét, ban hành, khiến cho việc tiêu hủy không được nhanh chóng, triệt để ngay từ đầu.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement