Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến 10 năm giành lại “chảo lửa” Chi Lăng: Bán vội thu hồi lâu! (bài 1)

Phân tích

08/07/2019 01:00

Cách đây 10 năm, chính quyền Đà Nẵng đã có một quyết định sai lầm khi vội vàng bán sân vận động Chi Lăng cho doanh nghiệp.

Từng được xem là “chảo lửa” của đội bóng SHB Đà Nẵng, sân vận động Chi Lăng là biểu tượng và niềm tự hào của thành phố biển. Nhưng những sai lầm trong các quyết sách một thời của lãnh đạo thành phố đã khiến “chảo lửa” bị chia năm sẻ bảy. Giờ đây, sau gần 10 năm, Đà Nẵng lại quyết tâm lấy lại sân vận động Chi Lăng cho đội bóng SHB nhưng gặp phải những vướng mắc về pháp lý.

Bán cấp tốc

Cách đây 10 năm, chính quyền Đà Nẵng đã có một quyết định sai lầm khi vội vàng bán sân vận động Chi Lăng cho doanh nghiệp. Từ năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã có bản kết luận số 2852/KL-TTCP xác định việc bán sân vận động Chi Lăng là sai phạm và cần phải có phương án xử lý, thu hồi. Nhưng suốt nhiều năm qua, bản kết luận này vẫn chưa được thành phố thực hiện bởi nhiều vướng mắc.

"Chảo lửa" Chi Lăng - niềm tự hào một thời của người dân Đà Nẵng đã bị bán chia năm xẻ bảy.

Sân vận động Chi Lăng nằm ở vị trí đắc địa, ngay giữa lòng TP. Đà Nẵng với 4 mặt tiền, thuộc phường Hải Châu 2, quận Hải Châu có tổng diện tích 55.061m2. Vào thời điểm trước năm 2010, đây là sân nhà của đội bóng SHB Đà Nẵng bao gồm khu thi đấu và các tòa nhà, văn phòng phục vụ thể thao.

Tuy nhiên, đến tháng 9/2010, trên cơ sở kết luận của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thời điểm đó là ông Trần Văn Minh (đã bị khởi tố, bắt tạm giam) đã ra quyết định về giá đất để kêu gọi đầu tư dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng. Cụ thể, giá đất ở có thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với khu đất thuộc sân vận động Chi Lăng là 25,3 triệu đồng/m2. 

Chỉ một tháng sau, tháng 10/2010, đơn vị quản lý khai thác đất (trực thuộc UBND TP. Đà Nẵng) báo cáo không có đơn vị nào tham gia đầu tư vào dự án này. Chỉ có Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh làm Tổng Giám đốc đồng ý đầu tư và ngay lập tức được UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận.

Kết luận 2852 của Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp tiền sử dụng đất một lần trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích 55.061m2) nên được giảm 10% tiền sử dụng đất. Việc UBND TP. Đà Nẵng tự ý giảm tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh là trái với quy định. 

Chia năm xẻ bảy

Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, năm 2011, Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng đã tham mưu UBND TP. Đà Nẵng đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh. Sau đó, TP. Đà Nẵng đã ban hành quyết định 704 về việc phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng.

Gần 10 năm sau khi chiếm hữu đất vàng của sân vận động Chi Lăng, Tập đoàn Thiên Thanh đã cầm cố các sổ đỏ vào ngân hàng.
Gần 10 năm sau khi chiếm hữu đất vàng của sân vận động Chi Lăng, Tập đoàn Thiên Thanh đã cầm cố các sổ đỏ vào ngân hàng.

UBND TP. Đà Nẵng cũng phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất và chuyển cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh. Sau nhiều thủ tục, đến cuối tháng 1/2011, UBND TP. Đà Nẵng đã cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty của Phạm Công Danh. Như vậy, sân vận động Chi Lăng trên thực tế đã bị xẻ làm 10 phần.

Kết luận 2852 cũng xác định, đây là khu đất này để xây dự án thương mại dịch vụ nhưng lại được UBND TP. Đà Nẵng bán theo giá đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn lâu dài. Năm 2014, khi vụ án Phạm Công Danh bị khởi tố thì mới rõ sự việc là toàn bộ 10 sổ đỏ của khu đất sân vận động Chi Lăng hiện đang được cầm cố tại nhiều ngân hàng khác nhau với trị giá lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Kể từ thời điểm đó đến nay, “chảo lửa” Chi Lăng vẫn nằm phơi sương, hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng trong sự nuối tiếc của người dân địa phương.

Cuộc chiến 10 giành lại “chảo lửa” Chi Lăng: Bỏ 1.125 tỷ đồng chuộc lại! (bài 2)

Người trực tiếp ký bán sân vận động Chi Lăng một cách chóng vánh đã bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam. Nhiều cán bộ liên quan cũng "dính chàm".

AN PHONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement