Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cục Đường bộ đề xuất thu phí các dự án BOT đã hoàn vốn

Chính sách - Hạ tầng

16/12/2022 18:19

Để tạo nguồn thu để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất tiếp tục thu phí đối với các dự án BOT trên cao tốc đã hoàn vốn.

Nhu cầu vốn cho đường bộ đến năm 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đưa ra hàng loạt các chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng đến năm 2050, mạng lưới đường bộ có 29.795km quốc lộ, 9.014km đường cao tốc (đến năm 2030 có 5.000km đường cao tốc).

Cục Đường bộ đề xuất thu phí các dự án BOT đã hoàn vốn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng (được huy động từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác), trong đó cho các dự án đường bộ cao tốc khoảng 728.000 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025 khoảng 400.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 328.000 tỷ đồng, bao gồm vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025).

Với nhu cầu vốn lớn, lợi nhuận không cao, thời gian hoàn vốn kéo dài, để thực hiện được các dự án giao thông theo quy hoạch, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị xem xét một số chính sách, giải pháp tạo sự hấp dẫn cho các dự án đầu tư theo phương thức PPP.

Cụ thể, điều chỉnh tăng tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để thu hút nhà đầu tư khoảng 15-18% tùy thuộc vùng, miền; hoặc quy định bằng 1,3-1,5 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng (tỉ suất lợi nhuận hiện nay khoảng 11-14% chưa thực sự hấp dẫn); thực hiện điều chỉnh giá, phí đường bộ đúng quy định của pháp luật, của hợp đồng, phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội, theo nguoiquansat.vn.

Về phía các địa phương có sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nhờ hưởng lợi từ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức PPP cũng cần có chính sách phân bổ hoặc hỗ trợ một phần từ nguồn thu ngân sách cho các dự án PPP để rút ngắn thời gian hoàn vốn các dự án.

Tiếp tục thu phí đối với các dự án BOT trên cao tốc đã hoàn vốn

Ông Cường đề xuất trong giai đoạn đầu tư xây dựng, trường hợp nhà đầu tư có các giải pháp về công nghệ mới, vật liệu mới làm giảm giá thành, mang lại hiệu quả cho dự án.

Ngoài ra, cho phép nhà đầu tư được hưởng lợi sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định (được hưởng phần chênh lệch giữa giá trị được duyệt và thực tế thực hiện do áp dụng công nghệ, vật liệu mới, không phụ thuộc vào việc quyết toán).

Cơ quan quản lý nhà nước cho phép thu phí trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư, làm cơ sở cho các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền thu phí.

Đồng thời, cho phép tiếp tục thu phí đối với các dự án BOT trên cao tốc đã hoàn vốn, tạo nguồn thu để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường bộ.

Để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể huy động rộng rãi mọi nguồn vốn trong xã hội khi thực hiện dự án, ông Cường đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt khung quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với các dự án trọng điểm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định, theo Dân Việt.

Chính phủ cho phép nhà đầu tư huy động vốn từ các quỹ như hưu trí, thất nghiệp, bảo hiểm xã hội,... để đa dạng nguồn vốn; huy động vốn góp từ các nhà đầu tư khác trong giai đoạn xây dựng; nhà đầu tư phát hành trái phiếu công trình để huy động nguồn vốn trong xã hội.

Cùng với đó, huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà đầu tư huy động vốn trên thị trường chứng khoán; tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận với các tổ chức tín dụng nước ngoài vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement