Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Doanh nghiệp vận tải đề xuất miễn phí bảo trì đường bộ

Chính sách - Hạ tầng

05/12/2021 07:32

Để gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa đề xuất kéo dài thời hạn giảm phí đường bộ thêm 6 tháng.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong tình cảnh khó khăn hiện nay cần miễn luôn phí bảo trì đường bộ cho doanh nghiệp.

Đề xuất giảm đến 30% phí đường bộ

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ cho đối tượng trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 10% đối với xe vận tải hàng hóa, 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách.

Loại phí, lệ phí này đang được giảm đến hết 31/12/2021. Trong dự thảo mới, Bộ Tài chính nới thêm thời gian áp dụng từ nay đến hết 30/6/2022.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-13-1-1638444262-width1280height853(1).jpg
Hiện có đến 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải. Ảnh: Tạ Hải

Theo quy định, mức phí sử dụng đường bộ phải đóng đối với các doanh nghiệp vận tải chia làm 8 mức, từ 130.000 đồng đến cao nhất 1.430.000 đồng/tháng.

Đối chiếu mức giảm theo đề xuất của Bộ Tài chính, tạm tính, một xe vận tải hành khách dưới 9 chỗ sẽ giảm được hơn 230 nghìn đồng/6 tháng. Nếu tính với một doanh nghiệp taxi có khoảng 500 chiếc, số tiền được giảm tương đương 165 triệu đồng.

Ông Lê Anh Dũng, Giám đốc doanh nghiệp vận tải Hà Sơn - Hải Vân cho biết, doanh nghiệp có 70 xe khách tuyến Hà Nội - Lào Cai và 30 xe trung chuyển.

Hiện chỉ có khoảng 30 xe luân phiên hoạt động, số còn lại để lưu bãi. Với số xe hoạt động ít, việc giảm phí đường bộ không hỗ trợ nhiều hoạt động của doanh nghiệp.

“Giai đoạn này chỉ có khoảng 30% phương tiện của doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tuy giảm được phí đường bộ, nhưng giá xăng dầu lại tăng cao nên doanh nghiệp vẫn gặp khó”, ông Dũng nói.

Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho rằng, với doanh nghiệp vận tải hàng hóa, mức phí đường bộ giảm 10% là quá ít, so với những chi phí thường xuyên không thấm vào đâu, nhất là trong bối cảnh thiếu nguồn hàng, thiếu nhân công từ lái xe đến xếp dỡ.

“Có 10 xe, chỉ chạy được 7 chiếc, đậu 3 chiếc cũng coi như chạy là lỗ nhưng vẫn phải chạy để giữ nguồn hàng, không bị đền hợp đồng cho chủ hàng. Bên cạnh đó, chi phí xếp dỡ cũng đứt gãy, không có công nhân, giá xăng dầu lên cộng với chủ hàng không cho tăng giá vận chuyển nên nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hóa chỉ hoạt động cầm chừng”, ông Quản nói.

DN đề xuất miễn phí bảo trì, giảm thuế phí

Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, có đến 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải.

Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu với các khoản thuế phí, tiền vay ngân hàng lo đời sống cho tài xế, nhân viên.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, việc tiếp tục kéo dài thời gian giảm phí đường bộ cho xe kinh doanh vận tải là giải pháp tích cực cho các doanh nghiệp vận tải.

Tuy vậy, theo ông Quyền, thời gian qua nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, xe nằm bãi rất nhiều nhưng vẫn phải chịu phí là không hợp lý.

Trong điều kiện ngân sách khó khăn, quy mô của các gói hỗ trợ cần được tính toán kỹ. Bên cạnh chính sách của Chính phủ, doanh nghiệp cũng cần tự đổi mới để cứu mình, liên kết sáp nhập để tăng tiềm lực, chịu sự sàng lọc khắt khe và tất yếu của thị trường. Từ đó tìm hướng đi mới để tồn tại khi nhu cầu đi lại, phương thức đi lại của người dân đang có nhiều thay đổi.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long

Doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng làm thủ tục dừng hoạt động, nộp lại phù hiệu mới được dừng nộp phí sử dụng đường bộ.

“Nhiều trường hợp doanh nghiệp ngại thủ tục phiền hà nên không làm các thủ tục tạm dừng hoạt động, dù nhiều phương tiện phải nằm bãi, khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí “oan”, ông Quyền nói và cho rằng, cơ quan chức năng cần xem xét để miễn luôn phí đường bộ cho phương tiện kinh doanh vận tải, không chỉ là với phương tiện đang hoạt động, mà cả phương tiện nằm bãi.

Điều này có ý nghĩa lớn đối với những doanh nghiệp có nhiều phương tiện phải dừng hoạt động.

“Cùng đó, cần kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện lên thêm từ 2-3 năm để gỡ khó cho doanh nghiệp phải đầu tư phương tiện”, ông Quyền đề nghị.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho hay, giảm 1 đồng cho doanh nghiệp trong thời điểm này cho doanh nghiệp cũng là quý.

Tuy nhiên, cần xem xét tổng thể, xuyên suốt thời gian dài doanh nghiệp dừng hoạt động. Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp cũng chỉ được hoạt động 50% số lượng xe và chỉ được chở 50% số chỗ ngồi.

Đợt dịch bệnh này chưa có tiền lệ nên thay vì giảm thì cần miễn phí bảo trì đường bộ cho doanh nghiệp.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có gói kích cầu mạnh tay hơn, hỗ trợ tổng thể hơn để vực dậy doanh nghiệp vận tải.

Bởi với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, doanh nghiệp rất khó tiếp cận do điều kiện của gói này là chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bị dừng hoạt động từ 30 ngày trở lên.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty CP vận tải tô tô Điện Biên cho rằng, thời gian tạm dừng hoạt động của các đơn vị vận tải nhiều thời điểm dài nhất chỉ 28 ngày.

Thêm vào đó, doanh nghiệp phải không có nợ xấu tại thời điểm vay vốn. Đối chiếu với những điều kiện này, nhiều doanh nghiệp vận tải không đủ các điều kiện được nhận hỗ trợ và vay vốn ưu đãi.

“Cần xây dựng gói kích cầu dành cho các doanh nghiệp vận tải, du lịch, trong đó có thể giảm hoặc không tính lãi suất đối với các khoản vay. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp vận tải giảm được áp lực nguồn vốn, lãi suất và gia tăng cơ hội gượng dậy sản xuất kinh doanh”, ông Mạnh nói.

TRẦN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement