19/06/2024 08:44
Cú 'quay xe' tại làng chép tranh nổi tiếng ở Trung Quốc
Làng Dafen của Trung Quốc, từng được biết đến như một nhà máy nghệ thuật sản xuất số lượng lớn các bức tranh sao chép, đã trải qua thời kỳ phục hưng trong những năm gần đây khi các nghệ sĩ bắt đầu bán các tác phẩm gốc.
Nếu vô tình bắt gặp tranh Van Gogh trong trung tâm thương mại hoặc cửa hàng lưu niệm, mặc dù chỉ là hàng nhái nhưng lại gần giống như thật, thì có lẽ những tác phẩm mô phỏng này đến làng Đại Phân ở Thâm Quyến (Trung Quốc) - ngôi làng tranh sơn dầu lớn nhất thế giới. Nơi đây có khoảng 1.200 cửa hàng nghệ thuật.
Đường phố tấp nập người mang tranh cuộn trên xe đạp và gắn tranh vẽ vào khung gỗ, tạo ấn tượng về một tập thể nghệ sĩ hơn là một địa điểm du lịch.
Đại Phân khởi đầu là một làng tranh sơn dầu vào năm 1989, khi nhà buôn nghệ thuật Hồng Kông Huang Jiang thuê một căn nhà và mời các họa sĩ mở xưởng tái bản. Vị trí gần với Hồng Kông, nơi có nhiều công ty và nhà kinh doanh liên kết với nước ngoài, đã giúp ngôi làng có sự chuyển đổi.
Các họa sĩ đến từ khắp nơi trên đất nước, trong đó Đại Phân trở thành cơ sở xuất khẩu chính để tái tạo các kiệt tác của các nghệ sĩ như Vincent van Gogh, Claude Monet và Paul Cezanne.
Chu Vĩnh Cửu là một họa sĩ điều hành một cửa hàng trong làng. Sự nghiệp hội họa 30 năm của ông phản ánh lịch sử của Đại Phân.
Năm 1991, ở tuổi 17, Chu rời quê hương Shanwei, tỉnh Quảng Đông để đến học việc tại nhà một họa sĩ ở Đại Phân.
"Tôi tưởng tượng Đại Phân là một thành phố xinh đẹp nhưng thất vọng khi thấy Đại Phân vào thời điểm đó là một vùng nông thôn rất giống quê hương tôi", anh nói.
Khi cải cách thị trường mở của Trung Quốc tăng tốc vào những năm 1990, nhiều công ty trong nước bắt đầu tham gia Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc - còn được gọi là Hội chợ Canton, sự kiện thương mại lớn nhất đất nước vẫn được tổ chức cho đến ngày nay và đàm phán với người mua nước ngoài. Các họa sĩ Đại Phân cũng bắt đầu triển lãm ở đó.
Chu tham gia Hội chợ Quảng Châu lần đầu tiên vào năm 1994 thông qua xưởng vẽ của mình, trưng bày khoảng 20 bản sao của Van Gogh và được người mua nước ngoài đón nhận nồng nhiệt. Người mua đã đặt mua khoảng 4.500 bức tranh, khiến ông phải hoạt động độc lập vào năm 1996.
Chu cho biết, đơn đặt hàng nhiều nhất mà anh từng nhận được là vào năm 1997, khi Hồng Kông được Anh trao trả về Trung Quốc cho Trung Quốc. Các bản sao của Đại Phân đã được bán cho các khách sạn và cửa hàng lưu niệm ở châu Âu và Mỹ.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng vào khoảng năm 2005, 70% tranh sơn dầu trên thị trường châu Âu và Mỹ là từ Trung Quốc, trong đó 80% được sản xuất tại Đại Phân.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra bởi sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008 đã làm đảo lộn sự bùng nổ đó. Đơn đặt hàng từ Mỹ và châu Âu cạn kiệt, nhiều nghệ sĩ không thể kiếm sống ở Đại Phân được nữa.
Đơn đặt hàng tại studio của Chu cũng giảm mạnh. Nhận thấy cần phải thay đổi, anh đã thử sức với những bức tranh nguyên bản, chọn phong cảnh quê hương vùng nông thôn của mình như những con phố với những tòa nhà cổ làm chủ đề.
Một ngày nọ, một người mua người Ý ghé qua xưởng vẽ của ông và yêu thích những bức tranh của ông nên đặt mua 600 bức. Đây là một sự khích lệ to lớn đối với Chu, người mà các tác phẩm gốc của ông hiện chiếm 60% số bức tranh mà ông sản xuất. Ông vẽ những bức chân dung của vợ và con mình, cũng như những tác phẩm tĩnh vật về hoa được phủ một lớp sơn dày.
Các nghệ sĩ khác cũng có sự thay đổi tương tự. "Thị trường đã bắt đầu yêu cầu những tác phẩm chất lượng cao và nhu cầu về những tác phẩm nguyên gốc ngày càng tăng", Chu nói.
Gần đây, một số nghệ sĩ đã chia sẻ tác phẩm của mình lên mạng và bán chúng thông qua các trang thương mại điện tử. Chu cho biết tác phẩm gốc có thể bán được giá cao hơn tác phẩm sao chép.
Với việc chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy quyền lực mềm, Đại Phân đang thu hút nhiều sự chú ý hơn. Năm 2021, Thâm Quyến đã chỉ định Đại Phân là khu văn hóa đặc biệt, đồng thời công bố kế hoạch phát triển nơi đây thành nơi mọi người có thể thưởng thức các triển lãm, văn hóa và du lịch đặc sắc.
Chính phủ kỳ vọng Đại Phân sẽ phát triển thành một thành phố có tầm quan trọng về văn hóa, nhưng vẫn không dễ để các họa sĩ kiếm sống ở đó. "Thị trường cho các tác phẩm gốc không lớn," Chu nói. "Thật khó để kiếm sống chỉ từ việc đó".
Những năm gần đây, giá nhân công và giá cả tăng mạnh, làm tăng thêm gánh nặng cho các nghệ sĩ đang gặp khó khăn.
(Nguồn: Nikkei Asia)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement