Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 sáng 6/4: Không có ca dương tính, các địa phương chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 của COVAX

Sức khỏe

06/04/2021 06:34

Cập nhật lúc 6h sáng 6/4, không có ca mắc COVID-19. Gần 53.000 người Việt Nam đã tiêm vaccine COVID-19.

Tính từ 18h ngày 5/4 đến 6h ngày 6/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã trải qua 12h, nước ta không có bệnh nhân COVID-19. Số bệnh nhân COVID-19 ở nước ta hiện vẫn là 2.637.

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. HCM) đã qua 52 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Các địa phương sắp tiêm vaccine COVID-19 của COVAX

Tính đến 16 giờ ngày 5/4/2021, cả nước đã thực hiện tiêm vaccine COVID-19 tại 19 tỉnh/thành phố cho 52.868 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Cụ thể, trong ngày 5/4, có 455 người được tiêm tại 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội: 60 người; TP. HCM: 325 người; Gia Lai: 70 người

Hiện nay, các địa phương trên cả nước đang xây dựng kế hoạch triển khai vaccine COVID-19 để sớm đưa số vaccine do COVAX viện trợ vào sử dụng.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, cho biết Bộ Y tế tới đây sẽ phân bổ cho Hà Nội thêm 50.000 vaccine. Hà Nội sẽ mở rộng thêm các đối tượng được tiêm vaccine. Vì vậy, các cơ sở phải tập huấn thành thạo quy trình tiêm vaccine, quán triệt, minh bạch, công bằng, đúng đối tượng và đặc biệt phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

tiem-vac-xin-covid.jpg
Ảnh minh họa tiêm vaccine COVID-19.

Tính đến 6h ngày 6/4 (giờ Việt Nam) thế giới ghi nhận tổng cộng 132,363 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 2,872 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục là 106,652 triệu ca, trong khi còn 22,838 triệu bệnh nhân vẫn đang được điều trị.

Hai quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đều nằm ở Châu Mỹ. Theo đó, Mỹ có 569.147 ca tử vong trong tổng số 31,482 triệu ca nhiễm và Brazil ghi nhận 332.752 ca tử vong trong số 13,013 triệu ca mắc.

Tiếp theo là Ấn Độ với 12,684 triệu ca mắc và 165.577 ca tử vong. 

WHO xác nhận khả năng lây virus SARS-CoV-2 từ người sang động vật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/4 đã xác nhận khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ người sang một số loại vật nuôi và động vật hoang dã, như chó, mèo, chồn, chó gấu trúc, sư tử và hổ, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của virus đối với các loài động vật khác.

coronavirus.jpg
Ảnh minh họa coronavirus (Nguồn: The Olive Press)

Đại diện WHO tại Nga - bà Melita Vujnovic, nêu rõ: “Virus SARS-CoV-2 lây lan chủ yếu từ người sang người nhưng đã có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang động vật. Một số động vật - chó, mèo nhà, chồn, sư tử, hổ và chó gấu trúc - tiếp xúc với người mắc bệnh, đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của virus đối với các loài động vật khác đang được tiến hành".

Theo bà Vujnovic, hiện vẫn chưa xác định được "vật chủ trung gian".

Ngoài ra, chuyên gia y tế này cho rằng điều quan trọng là phải biết những loài động vật nào dễ nhiễm virus nhất, để tìm ra các ổ dịch từ động vật tiềm tàng và tránh những đợt bùng phát trong tương lai.

Hơn nữa, theo bà Vujnovic, WHO khuyến cáo những người dương tính với virus SARS-CoV-2 nên hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.

Đức định "siêu phong tỏa" toàn quốc

Trong bối cảnh chỉ số lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức đã tăng gấp đôi trong tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo, sau lễ Phục sinh có thể thực hiện phong tỏa triệt để và nhất quán trên cả nước, được coi là "siêu phong tỏa", bao gồm áp đặt hạn chế đi lại vào ban ngày. 

covid-o-duc.jpg
Người dân mua đồ uống tại một quán cà phê ở Berlin, Đức, trong bối cảnh lệnh hạn chế tiếp xúc được ban bố nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX

Thủ tướng Merkel cho rằng nhiều bang chưa tuân thủ các biện pháp đã được chính quyền liên bang và các bang nhất trí. Trong đó có yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp đối với những bang có chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày vượt quá 100/100.000 dân.

Bà Merkel đề cập việc sửa đổi Luật Chống lây nhiễm, để có thể buộc các bang phải tuân thủ các quy định được Chính phủ liên bang đưa ra, thay vì chỉ khuyến nghị thực hiện như hiện nay.

Theo nhà lãnh đạo Đức, việc thực hiện phong tỏa nhất quán toàn liên bang sẽ giúp kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ ba, trong đó những biện pháp "siêu phong tỏa" như đóng cửa triệt để các trường học hay hạn chế đi lại cả ban ngày, có thể được xem xét thực hiện.  

Tuy nhiên, để có thể thực hiện các biện pháp chống dịch nhất quán trên cả nước, Đức cần phải thay đổi quy định trong Luật Chống lây nhiễm. 

AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement