Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 có thể phát triển thành bệnh theo mùa

Chính sách - Hạ tầng

19/03/2021 16:21

Liên Hợp Quốc vừa phát ra cảnh báo dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ phát triển thành căn bệnh xuất hiện theo mùa. Tuy nhiên, LHQ cũng khuyến cáo việc nới lỏng các biện pháp liên quan đến dịch bệnh không nên chỉ căn cứ vào các yếu tố khí tượng.

Dịch COVID-19 sau hơn một năm bùng phát đã cướp đi sinh mạng của gần 2,7 triệu người trên toàn cầu và đến nay, thế giới vẫn còn nhiều điều chưa rõ xung quanh căn bệnh này. Trước tình hình đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (LHQ) đã thành lập một nhóm chuyên gia gồm 16 thành viên với nhiệm vụ tìm hiểu khả năng các yếu tố khí tượng và chất lượng không khí ảnh hưởng đến sự lây lan của COVID-19.

Trong báo cáo đầu tiên, nhóm này cho biết đã phát hiện một số dấu hiệu bệnh này có thể phát triển thành một căn bệnh xuất hiện theo mùa.

urn-publicid-ap-org-664f266ae81efb4b82b059c84c3bfd86aptopix-virus-outbreak-china-25553-1536x1024.jpg
Nếu kéo dài nhiều năm, COVID-19 sẽ là căn bệnh hoành hành mạnh theo mùa. Ảnh minh họa

Báo cáo chỉ ra rằng, hiện tượng lây nhiễm qua đường hô hấp thường có tính chất theo mùa, đặc biệt là vào giai đoạn cao điểm dịch cúm mùa Thu-Đông ở các miền khí hậu ôn đới.

Nghiên cứu nhấn mạnh nếu kéo dài nhiều năm, COVID-19 sẽ là căn bệnh hoành hành mạnh theo mùa. Các mô hình nghiên cứu dự báo tình trạng lây lan virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 sẽ bùng phát theo mùa qua thời gian.

Tuy nhiên, cho đến nay, khả năng lây lan của COVID-19 dường như chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biện pháp can thiệp của các chính phủ, như bắt buộc đeo khẩu trang, hạn chế đi lại hơn là thời tiết. Do đó, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng không nên chỉ căn cứ vào các điều kiện về thời tiết và khí hậu để nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19.

Ông Ben Zaitchik, nhà nghiên cứu của Đại học The John Hopkins (Mỹ), nêu rõ trong năm đầu bùng phát đại dịch, số ca nhiễm đã tăng lên tại một số địa điểm khi vào mùa nóng, và không có bằng chứng nào cho thấy điều này sẽ không lặp lại trong năm tiếp theo.

Các chuyên gia cho biết các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cung cấp một số bằng chứng rằng virus tồn tại lâu hơn trong thời tiết khô, lạnh với bức xạ tia cực tím thấp. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu các tác động của khí tượng có thực sự ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ lây nhiễm trong điều kiện thực hay không.

Báo cáo cũng nhấn mạnh chưa thể xác định bằng chứng về ảnh hưởng của chất lượng không khí đối với virus. Mặc dù có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy chất lượng không khí kém làm tăng tỉ lệ tử vong do COVID-19, song mức độ ô nhiễm không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lây lan trong không khí của virus SARS-CoV-2.

BT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement