Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19 chiều 23/2: Thêm 6 ca dương tính tại Quảng Ninh và Hải Dương

Sức khỏe

23/02/2021 18:48

Cập nhật lúc 18h ngày 23/2, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc COVID-19 tại Quảng Ninh và Hải Dương.

 6 ca dương tính là các ca ghi nhận trong cộng đồng tại Quảng Ninh và Hải Dương. Cụ thể:

- Các ca bệnh được đánh số từ 2396-2401. Trong đó 5 ca tại Hải Dương là các trường hợp F1, đều đã được cách ly tập trung trước đó.

Hiện các ca bệnh tại Hài Dương được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và Bệnh viện Dã chiến số 1 - Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh.

- Ca bệnh 2400 (BN2400) ghi nhận tại Quảng Ninh là trường hợp F1 liên quan đến các bệnh nhân 633 và 1655, 1656, 2093.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Điều trị tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.

Sáng 23/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, các chuyên gia cho biết vaccine Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Về nguyên tắc, khi vaccine về đến Việt Nam, có thể tiêm ngay được.

Về chi phí tiêm vaccine, Ban chỉ đạo cho biết khi vaccine COVID-19 được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ, sẽ tiến tới về lâu dài người dân được tiêm miễn phí, như các chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra, sẽ có một phần vaccine dịch vụ dành cho những người có khả năng chi trả cao hơn. Nhưng dù tiêm miễn phí hay theo diện xã hội hoá, dịch vụ vẫn phải theo lộ trình, kế hoạch tổng thể của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đã công bố 18,3 triệu người thuộc 11 nhóm ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Các nhóm đối tượng được sắp xếp mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine cung cấp hạn chế tại Việt Nam.

17.12.2020-vaccin-covid-1(1).jpg
Ngoài vaccine COVID-19 nhập khẩu, Việt Nam còn vaccine COVID-19 sản xuất trong nước đang ở các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Ảnh: Bộ Y tế

Theo hướng dẫn về kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 của  Bộ Y tế, 11 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm đầu tiên, gồm:

- Nhân viên y tế.

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...).

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

- Quân đội.

- Công an.

- Giáo viên.

- Người trên 65 tuổi.

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Những người mắc bệnh mạn tính.

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Trong quý I/2021, dự kiến khoảng 1,2 triệu liều sẽ tiêm cho khoảng 500.000 nhân viên y tế và khoảng 116.000 nhân viên tham gia phòng chống dịch.

Trong quý II/2021, dự kiến có khoảng 9.200 cán bộ hải quan, 4.080 cán bộ ngoại giao, 1.027.000 lực lượng quân đội, 304.000 lực lượng công an, 550.000 giáo viên sẽ được tiêm vaccine.

Trong quý III/2021, dự kiến khoảng 750.000 giáo viên, 7.600.000 người trên 65 tuổi, 1.930.000 người cung cấp dịch vụ thiết yếu (hải quan, ngoại giao, hàng không, vận tải, du lịch) và 7.000.000 người mắc bệnh mạn tính được tiêm ngừa COVID-19.

Tình hình dịch bệnh thế giới: Cập nhật lúc 18h ngày 23/2, toàn cầu có 112.335.379 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.487.225 ca tử vong.

Mỹ vẫn đang là quốc gia có số người nhiễm nhiều nhất, với 28.826.307 ca nhiễm và 512.590 ca tử vong. Ấn Độ xếp thứ hai với 11.016.434 người mắc và 156.498 người tử vong. 

Tiếp theo là Brazil với 10.197.531 người mắc và 247.276 người tử vong. Nga đã lên đến 4.189.153 người mắc và 84.047 người tử vong. Anh với 4.126.150 người mắc và 120.757 người tử vong.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement