Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, VN-Index tiếp tục lình xình trong biên độ hẹp

Chứng khoán

13/04/2023 16:16

Thị trường chứng khoán hôm nay (13/4) diễn ra trầm lắng hơn so với các phiên trước, VN-Index tiếp tục lình xình trong biên độ hẹp và đóng cửa giảm nhẹ, dù trên bảng điện tử, sắc đỏ chiếm thế áp đảo.

Sau 2 phiên tăng ấn tượng với mức tăng hơn 13%, cổ phiếu NVL đã gặp áp lực chốt lời mạnh phiên sáng nay, trong khi bên mua đột ngột chùn tay khiến cổ phiếu này quay đầu điều chỉnh.

Trong phiên hôm qua 12/4, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào NVL, giúp mã này có lúc được kéo lên mức trần 15.150 đồng. Tuy lực bán khá lớn khiến NVL không giữ được sắc tím, nhưng cũng có mức tăng mạnh 6%, lên 15.050 đồng. 

Như vậy, sau 2 phiên tăng mạnh, cổ phiếu NVL có mức tăng hơn 13% so với giá đóng cửa của phiên đầu tuần. Trong 2 phiên NVL khởi sắc này, VN-Index chỉ lình xình đi ngang trong biên độ hẹp khi không nhận được sự đồng thuận từ nhóm cổ phiếu lớn.

Bước vào phiên sáng ngày 13/4, áp lực chốt lời NVL gia tăng, trong khi bên mua đột ngột chùn tay khiến mã này quay đầu điều chỉnh giảm hơn 2%, thanh khoản cũng không lớn như 2 phiên liền trước.

Không chỉ NVL, mà nhiều mã bất động sản khác cũng quay đầu điều chỉnh như PDR, DHG, HPX, D2D. Trong khi NLG sau sắc tím hôm qua đã trở lại trạng thái lình xình sát tham chiếu. HDC cũng chỉ còn tăng nhẹ sau phiên kịch trần hôm qua.

Trong nhóm này, LDG bất ngờ thay thế NVL trở thành mã có giao dịch sôi động nhất sàn với gần 12 triệu đơn vị, nhưng lại có mức giảm khá lớn tới -6,3% xuống 4.330 đồng, có lúc về mức sàn 4.300 đồng.

Trong khi đó, DIG lại có "sở thích" đi ngược lại với đồng đội khi quay đầu tăng gần 2% và thanh khoản tốt, chỉ đứng sau LDG với 9,2 triệu đơn vị.

Một mã khác khởi sắc hôm qua cũng nhanh chóng quay đầu hôm nay là SHB, nhưng mức giảm nhỏ, chỉ dưới 1%. Không chỉ SHB, sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm ngân hàng, nhưng biến động của cả bên tăng và giảm không lớn.

Tương tự, nhóm chứng khoán và thép, sắc đỏ cũng đang chiếm ưu thế, nhưng biến động về giá cũng không lớn. Trong khi đó, nhóm dầu khí có vẻ tích cực hơn, khi chỉ có PGS giảm nhẹ, còn lại là tăng hoặc đứng giá tham chiếu.

Kết phiên giao dịch chiều 13/4, VN-Index giảm 5.15 điểm tương đương (giảm 0,48%) xuống 1,064.30 điểm. HNX-Index giảm 2.10 điểm tương đương (giảm 0,99%) xuống 209,84 điểm. UPCOM-Index tăng 0.2 điểm (tăng 0,25%) đạt 79.35 điểm.

Sàn HOSE có khoảng 60% số cổ phiếu giảm giá lúc đóng cửa, so với chưa đến 30% tăng giá. Nhóm VN30 có đến 22 cổ phiếu giảm giá và 8 mã tăng giá. Diễn biến của VN-Index tiếp tục ảnh hưởng lên HNX-Index, tuy nhiên điều bất ngờ lại xảy ra với UPCoM-Index chỉ sau 14h vài phút.

GAS, MWG, PLX và bất ngờ là có mấy mã Large Cap ngân hàng tăng giá phần nào giúp chỉ số sàn HOSE không bị giảm quá sâu. Tuy nhiên, sức đè vẫn đến từ nhiều Large Cap khác, bao gồm cả những mã vốn hóa lớn nhất nhì như CTG, MSN, SAB, TCB, VCB, VHM, VIC, VJC, VRE, VPB, VNM… khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng ở đây.

Đã có 1 chút thay đổi theo hướng tiêu cực ở nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN. Cụ thể lúc đóng cửa, đã có khá nhiều thành viên nhóm này giảm giá (dù tăng giá cuối phiên sáng) như POW, PVB, PVC, PVD hay PVT. GAS vẫn chỉ tăng có 0.2% vào cuối phiên (trong phiên có thời điểm mất mốt 100 ngàn đ/cp), 1 số tên tuổi khác vẫn giữ được mức tăng giá khá ổn như BSR, OIL, PVS, PVI, DCM, DPM…

Nhóm ngân hàng có 1 chút thay đổi tích cực hơn vào những phút cuối phiên chiều, tuy nhiên vị thế nói chung là phân hóa, trong đó BID vẫn là cổ phiếu giữ được mức tăng ổn định, trong khi VCB lại bất ngờ giảm tại ATC, còn những đại giá khác như CTG, MBB hay VPB thì vẫn luôn đỏ. 

Nhóm BĐS nhà ở lẫn khu CN tiếp tục chìm trong sắc đỏ suốt phiên chiều cho đến khi đóng cửa, thậm chí có một số cổ phiếu vốn tưởng đi ngược nhóm thì cũng đỏ vào lúc cuối như NLG, QCG, KDH… ngoại trừ số ít như DIG, HDC hay IJC… 

Trong nhóm Large Cap sàn này, đa phần là giảm giá, nhiều mã giảm trên 1%, nổi lên vẫn là KSF với mức giảm hơn 3%. Chỉ có số ít như NTP, PVI hay PVS là còn giữ được đà tăng giá.

Diễn biến chỉ số sàn UPCoM bất ngờ ngược sóng sau 14h, chỉ số này tự dưng tặng vọt, hồi nhanh về tham chiếu, thậm chí vượt lên trên tham chiếu khi đóng cửa.

Phiên này có khả năng liên quan đến 2 deal khớp lệnh tại VNZ, giúp giá cổ phiếu này từ mức giảm rất sâu, lập tức quay qua tăng giá hơn 1%. Tuy nhiên có lẽ chỉ số còn được đỡ bởi những Large Cap khác, ví dụ như tại MCH, QNS, VEF, VGT, VTP… bên cạnh những mã tăng từ sớm như BSR, OIL…

(Nguồn: ĐTCK/Vietstock)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement