Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC, PVT, IMP

Chứng khoán

26/06/2022 19:33

PC1, MIG, PPC, PVT, IMP là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 27/6, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị PC1: Mua với giá mục tiêu 45.900 đồng/CP

CTCK BIDV - BSC: Trong quý 1/2022, CTCP Tập Đoàn PC1 (HOSE - Mã: PC1) ghi nhận doanh thu thuần (DTT) đạt 1.478 tỷ đồng (-5% yoy) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 179 tỷ đồng (+125% yoy), nhờ: (1) DTT mảng điện tăng mạnh (+299% yoy), (2) DTT mảng sản xuất công nghiệp tăng mạnh (+932%), dù (3) DTT và LNG hoạt động xây lắp giảm mạnh (-57% yoy và -69% yoy), và (4) chi phí tài chính tăng mạnh (+102% yoy).

BSC dự báo DTT và LNST 2022 lần lượt đạt 10.233 tỷ đồng (+4% yoy) và 919 tỷ đồng (+20% yoy), EPS FW 2022 = 3.714 đồng/cp với giả định: (1) giá trị hợp đồng EPC ký mới trong năm 2022 +30% yoy, (2) lượng điện sản xuất của mảng thủy điện tăng 14.3% nhờ tình hỉnh thủy văn vẫn khả quan, và (3) lượng điện sản xuất của mảng điện gió tăng mạnh +242,9% nhờ được vận hành xuyên suốt trong 2022.

Quan điểm đầu tư: Mảng Thủy điện tiếp tục được hưởng lợi từ điều kiện thủy văn khả quan và mảng Điện gió tích cực nhờ công suất tăng thêm khi vận hành toàn thời gian trong 2022.

Theo đó, BSC đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 45.900 đồng/cp cho năm 2022 (tương đương với upside 17% so với giá ngày 23/06/2022) dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP).

Rủi ro đầu tư: Mảng xây lắp giảm mạnh hơn ước tính khi các dự án tái tạo thiếu động lực phát triển mạnh như 2021; Lượng điện sản xuất của điện gió thấp hơn ước tính.

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu PC1 trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PPC: Đặt mục tiêu máy phát điện S6 sẽ vận hành trong tháng 9

CTCK Bản Việt - VCSC: VCSC giữ nguyên giả định rằng, máy phát điện S6 sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2023. Tổ máy phát điện S6 - chiếm 29% tổng công suất phát điện của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) đã ngừng hoạt động từ tháng 03/2021. PPC đang có kế hoạch đưa máy phát điện trở lại hoạt động vào tháng 09/2022 - sớm hơn nhiều so với giả định của VCSC là vào giữa năm 2023. Tuy nhiên, vì công ty vẫn đang lựa chọn nhà thầu và tuabin có thể cần được gửi ra nước ngoài để sửa chữa, VCSC tin rằng, việc sửa chữa máy phát điện S6 sẽ hoàn thành sau năm 2022.

Ban lãnh đạo cũng đề xuất ngân sách dành cho bảo dưỡng trong năm 2022 là 465 tỷ đồng. VCSC dự báo chi phí thực tế sẽ cao hơn – tối đa 566 tỷ đồng do việc sửa chữa tuabin S6 có thể tốn khoảng 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kế hoạch vốn đầu tư phù hợp với kỳ vọng của VCSC. Ban lãnh đạo đề xuất ngân sách 357 tỷ đồng cho đầu tư trong năm 2022. Tuy nhiên, VCSC lưu ý rằng, PPC có xu hướng đặt kế hoạch ngân sách cao hơn thực tế (ví dụ, PPC đặt kế hoạch mức đầu tư là 244 tỷ đồng vào năm 2020 so với mức vốn đầu tư thực tế là 50 tỷ đồng).

Về nguồn cung than đảm bảo cho năm 2022. PPC tái khẳng định với các nhà đầu tư rằng có đủ nguồn cung cấp than cho sản xuất sau khi ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp than.

Ngoài ra, các công ty liên kết của PPC là CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) và CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) đặt mục tiêu cổ tức trên mỗi cổ phiếu lần lượt là 1.600 đồng và 800 đồng cho năm 2021. Mức cổ tức được chấp thuận của QTP phù hợp với dự báo của VCSC; tuy nhiên, kế hoạch cổ tức của HND chỉ đạt 67% so với dự báo của VCSC (1.200 đồng/cổ phiếu). Do đó, VCSC nhận thấy rủi ro giảm nhẹ dự báo thu nhập tài chính đối với PPC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Đáng chú ý, PPC đã bổ nhiệm quyền Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc mới. Ông Nguyễn Xuân Diện là tân Chủ tịch HĐQT thay ông Nguyễn Văn Thủy trong nhiệm kỳ 2022-2026. Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Hải được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc mới. Ông Nguyễn Hoàng Hải đã có 22 năm làm việc tại PPC (từ năm 2001) và đảm nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc từ năm 2019.

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu PPC trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PVT: Tích cực với giá mục tiêu 29.100 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC): BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho PVT của CTCP Vận tải Dầu khí với mức giá mục tiêu trong vòng 12 tháng là 29.100 đồng/CP, tương đương mức lợi suất 51,6%. Hiện tại, PVT đang được giao dịch với P/E forward 2022 là 7,15x; mức định giá hấp dẫn đối với vị thế một doanh nghiệp vận tải dầu khí đầu ngành.

Tiềm năng tăng giá: đóng góp đáng kể từ việc đẩy mạnh mở rộng đội tàu và nhu cầu vận chuyển phục hồi trở lại; giá cước cho thuê tàu phân khúc quốc tế ở các mảng dầu thô/dầu sản phẩm/hóa chất neo theo đà tăng của cước quốc tế.

Rủi ro: Diễn biến địa chính trị giữa Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại khiến nhu cầu về dầu tăng cao và gây áp lực lên lạm phát khiến các NHTW trên thế giới bắt đầu tăng lãi suất.

Có nhiều rủi ro các nền kinh tế lớn sẽ hạ cánh cứng và rơi vào suy thoái, dẫn đến nhu cầu về dầu hạ nhiệt trở lại, ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải.

Bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng cao và việc phải chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu VLFSO nhằm đáp ứng chuẩn IMO 2020 có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, BVSC đánh giá trong năm nay, PVT sẽ tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu vận chuyển nhiên liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đàm phán lại các hợp đồng cũ với mức giá cao hơn theo đà tăng của cước quốc tế nhờ vào việc giá dầu tiếp tục neo cao và cung tàu ở một số phân khúc đang khan hiếm.

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC, PVT, IMP - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu PVT trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị MIG: Theo dõi cổ phiếu với giá mục tiêu 21.700 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Năm 2022, BSC dự báo doanh thu phí bảo hiểm thuần và lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội(MIG – sàn HOSE) lần lượt đạt 2.585 tỷ đồng (tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 256 tỷ đồng (tăng 14,3%), EPS FW = 1.559 đồng/CP, với giả định: (i) doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 21,4%; (ii) Tỷ lệ kết hợp tăng lên mức 98,3%; (iii) Quy mô danh mục đầu tư tăng 20% và lợi suất đầu tư tăng 30bps.

Năm 2023, BSC dự báo doanh thu phí bảo hiểm thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.978 tỷ đồng (tăng 15,2% so với năm trước) và 291 tỷ đồng (tăng 13,7%), EPS FW = 1.767 đồng/CP với giả định: (i) doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 15,2%, (ii) Tỷ lệ kết hợp tăng lên mức 98.8%; (iii) Quy mô danh mục đầu tư tăng 5% và lợi suất đầu tư tăng 50bps.

Quan điểm đầu tư: Doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng nhanh khi MIG lựa chọn chiến lượng mở rộng và được hỗ trợ từ hệ sinh thái của MBBank; Tỷ lệ kết hợp tăng khi tăng thị phần, chủ yếu đến từ gia tăng chi phí hoa hồng.

Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm sẽ hưởng lợi khi lãi suất huy động tăng do tiền gửi ngắn hạn chiếm phần lớn danh mục đầu tư tài chính; Lợi nhuận đầu tư tài chính của MIG tăng khi tăng quy mô danh mục đầu tư và tăng tỷ trọng trái phiếu.

Định giá (P/B fwd = 2.3x) cao so với bình quân ngành (P/B fwd = 1.6x).

BSC khuyến nghị theo dõi cổ phiếu MIG với giá mục tiêu 1 năm ở mức 21.700 đồng/CP, dựa trên phương pháp định giá P/B với P/B mục tiêu ở mức 1.8x.

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC, PVT, IMP - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu MIG trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị IMP: Khả quan

CTCK Phú Hưng (PHS): CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP – sàn HOSE) là một trong số 3 doanh nghiệp có giá trị trúng thầu cao nhất trong mảng kháng sinh ở nhóm 2 nhờ các nhà máy và dây chuyền kháng sinh mới đạt chuẩn EU-GMP đi vào hoạt động.

Nhà máy IMP4 là nhà máy được đầu tư lớn nhất với vốn đầu tư 470 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành xét duyệt trong năm 2022, sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho doanh thu thuốc ETC, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào mảng đấu thầu thuốc Nhóm 1, đồng thời gia tăng tính cạnh tranh của IMP trước sự gia nhập ngày càng mạnh mẽ của thuốc ngoại vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, IMP cũng nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhờ các sản phẩm có giá thầu rẻ.

Kiểm soát nguyên vật liệu nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt do dịch Covid-19. IMP chỉ nhập khoảng 25% giá trị nguyên liệu từ Trung Quốc. Ngoài ra, công ty có chính sách dự trữ nguyên liệu sản xuất và thời gian dữ trữ nguyên liệu hợp lý từ 3-6 tháng, do đó công ty có sức đề kháng cao trước biến động nguồn nguyên liệu, góp phần giảm thiểu rủi ro và ổn định biên lợi nhuận.

Do nhu cầu thuốc ETC chưa phục hồi như kỳ vọng trong 4 tháng đầu năm 2022, chúng tôi điều chỉnh giảm doanh thu của IMP năm 2022 còn 1.515 tỷ đồng (tăng 20% so với năm ngoái), trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng (tăng 22%).

Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi điều chỉnh giảm mức giá hợp lý cho cổ phiếu IMP còn 70.200 đồng/cổ phiếu (tăng 13,4% so với giá hiện tại). Từ đó, đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này nhờ (1) kỳ vọng sự phục hồi kênh ETC trong nửa cuối năm 2022; (2) IMP sẽ hoàn thành xét duyệt nhà máy IMP4 vào cuối quý III/2022.

Cổ phiếu khuyến nghị 27/6: PC1, MIG, PPC, PVT, IMP - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu IMP trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.


TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement