Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán hôm nay 21/7: VN-Index tiếp tục tăng

Chứng khoán

21/07/2022 16:38

Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực vào cuối phiên, VN-Index tăng 4,33 điểm lên 1.198,47 điểm.

Sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng không phiên sáng nay, nhưng thanh khoản sụt giảm đáng kể khi dòng tiền trở lại trạng thái phòng thủ sau phút hưng phấn hôm qua khiến VN-Index không thể chinh phục được mốc cản 1.200 điểm.

Thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng nhất định, lượng dư bán giá thấp cuối phiên sáng khiến thị trường lùi về sát tham chiếu trong những phút đầu của phiên chiều. Sau đó, với sự hỗ trợ của một số mã lớn thuộc nhóm ngân hàng, thép, dầu khí, cũng như một số mã bluechip khác như MWG, SAB, MSN, giúp VN-Index bật lại khá tốt, vượt qua mốc 1.200 điểm.

Tuy nhiên, dòng tiền yếu khiến 2 lần chỉ số này thử thách ngưỡng cản 1.200 điểm trong phiên chiều đều thất bại, nhưng may mắn vẫn giữ được sắc xanh khi chốt phiên.

Đóng cửa, sàn HOSE có 197 mã tăng và 247 mã giảm, VN-Index tăng 4,33 điểm (+0,36%), lên 1.198,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 530,3 triệu đơn vị, giá trị 12.119,3 tỷ đồng, giảm 18% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29,6 triệu đơn vị, giá trị 1.012 tỷ đồng.

Thực tế độ rộng thị trường dù tích cực hơn đôi chút, khi số mã xanh gia tăng, nhưng không quá khác biệt nhiều so với cuối phiên sáng và số mã giảm vẫn chiếm ưu thế, tâm lý nhà đầu tư cũng hạn chế đặt cược trước ngưỡng cản mạnh 1.200 điểm, chỉ số có thời điểm vượt qua ngưỡng này chủ yếu nhờ sắc xanh chiếm đa số trong rổ VN30, trong đó, các cổ phiếu MWG, SAB và MSN nêu trên đóng góp chủ yếu.

Theo đó, MWG +4,7% lên 64.100 đồng, SAB +3,3% lên 165.000 đồng, MSN +2,4% lên 105.500 đồng.

Các cổ phiếu khác như VRE, GAS, ACB, TCB, HPG, CTG chỉ tăng từ 1% đến 1,7%. Ở chiều ngược lại, các mã giảm như PDR, GVR, TPB, PLX, VHM, BVH cũng chỉ giảm nhẹ trên dưới 1%.

Trong, đó, HPG giao dịch sôi động nhất với hơn 23 triệu đơn vị khớp lệnh, STB khớp 17,9 triệu đơn vị, SSI khớp 15,9 triệu đơn vị, VPB khớp 9,2 triệu đơn vị POW khớp 8,96 triệu đơn vị, với STB và VPB nhích nhẹ, trong khi POW giảm 1,1% và SSI đứng tham chiếu.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, DIG hạ nhiệt thêm đôi chút so với cuối phiên sáng, đóng cửa +5,7% lên 36.400 đồng, khớp 12,8 triệu đơn vị, trong khi DPG lại nới đà tăng và lên sát mức giá trần +6,7% lên 43.250 đồng, khớp hơn 1,57 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thép theo chân HPG với HSG và NKG đã "nguội dần", chỉ còn tăng hơn 1,5% mỗi mã, khớp lệnh HSG gần 9 triệu đơn vị, NKG khớp hơn 6,9 triệu đơn vị.

Hai cổ phiếu bán lẻ hoạt động tốt trong phiên sáng có DGW nhích nhẹ lên so với cuối phiên sáng +5,2% lên 62.500 đồng, trong khi FRT hạ nhiệt +4,6% lên 79.000 đồng.

Một số ít cổ phiếu đơn lẻ bật lên tăng tốt khác như DHG +3,6% lên 91.700 đồng, VGC +4,1% lên 58.500 đồng, TCM +4,1% lên 45.400 đồng, TNH +4,8% lên 46.200 đồng.

Nhóm các cổ phiếu QBS, D2D, DAH, DCM, TMS, PHR, HVH, DXG, HUB nhích từ 2% đến gần 3%.

Cặp đôi HAG và HNG chia đôi ngả, trong khi HAG bật lên +2,3% lên 11.100 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn HOSE với 29,6 triệu đơn vị, thì HNG lại giảm 0,9% xuống 6.460 đồng, khớp 15,1 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu đáng chú ý khác có HQC bị chốt lời sau hai phiên tăng kịch trần, đóng cửa giảm 3,9% xuống 4.930 đồng, khớp hơn 14,7 triệu đơn vị.

Tương tự là PSH -6,2% xuống 11.350 đồng, khớp 2,09 triệu đơn vị, ANV -5,8% xuống 45.700 đồng, DBC -5,6% xuống 25.450 đồng.

Các cổ phiếu có tính thị trường cao như TGG, CTD, OGC, HBC, APG, FTS, NBB, TSC, JVC, HCD, IDI cũng giảm khá mạnh, mất từ 3% đến 3,7%.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chịu thêm áp lực trong phiên chiều và nới đà giảm, dù mức giảm cũng không quá lớn so với cuối phiên sáng.

Chứng khoán hôm nay 21/7: VN-Index tiếp tục tăng - Ảnh 1.

Biểu đồ VN-Index trong 1 tháng.

Ở thị trường châu Á, chứng khoán Nhật Bản phiên này đã đảo ngược mức giảm hồi đầu phiên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ của mình. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo tăng 0,44% (tương đương 122,74 điểm) lên 27.803,00 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ hai liên tiếp, nối bước đà tăng của chứng khoán Mỹ và nhà đầu tư bớt lo ngại về giá năng lượng toàn cầu cao. Chỉ số Kospi tại Seoul tiến 0,93% (22,31 điểm) và đóng cửa ở mức 2.409,16 điểm. Đây cũng là con số chốt phiên cao nhất kể từ ngày 28/6, khi Kospi đóng cửa ở mức 2.422,09 điểm.

Ngược lại với hai thị trường trên, chứng khoán Trung Quốc lại đồng loạt giảm mạnh với các công ty công nghệ dẫn đầu đà thua lỗ. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,51% (315,59 điểm) xuống 20.574,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng để mất 0,99% (32,72 điểm) xuống 3.272,00 điểm.

Theo giới quan sát, sự suy giảm trên của chứng khoán Trung Quốc là do các nhà phân tích vẫn thận trọng về triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế toàn cầu, vốn đang gặp một loạt vấn đề bao gồm xung đột tại Ukraina, khủng hoảng năng lượng, sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.

Các thị trường Sydney, Mumbai, Taipei, Bangkok và Wellington đều tăng trong khi Singapore và Manila đi xuống.

Sau một khởi đầu không mấy suôn sẻ ở châu Á, hầu hết các thị trường đã chuyển sang vùng tăng điểm sau tin tức rằng Nga đã mở van đường ống Nord Stream 1 trở lại sau 10 ngày tạm dừng bảo trì.

Thông báo này đã loại bỏ một yếu tố không chắc chắn khi trước đó nhiều nhà đầu tư lo ngại Moskva sẽ cắt giảm dòng khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraina (U-crai-na).

Nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn tỏ ra thận trọng khi mùa Đông ở Bắc bán cầu không còn quá xa. Ủy ban châu Âu đã thúc giục các thành viên EU giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên xuống 15% trong mùa Đông để đối phó với kịch bản Nga cắt nguồn cung.

Sự tập trung của nhà đầu tư đang đổ dồn vào cuộc họp của ECB khi ngân hàng trung ương này chuẩn bị tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng về mức tăng 0,25 điểm phần trăm, còn một số khác suy đoán về một động thái tăng tới 0,5 điểm phần trăm.

Giới chức ECB đang trong thế nan giải khi họ vừa phải cố gắng kiềm chế lạm phát tăng cao, vừa đảm bảo không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Thêm vào đó là một cuộc khủng hoảng chính trị mới ở Italy có thể khiến Thủ tướng Mario Draghi phải từ chức, dẫn đến nhiều tháng bất ổn sau này.

(Nguồn: ĐTCK/TTXVN)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement