Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chính thức đấu thầu vàng miếng SJC vào đầu tuần tới

Vàng - Ngoại tệ

19/04/2024 15:11

Tại cuộc họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1 của Ngân hàng Nhà nước sáng 19/4, ông Đào Xuân Tuấn - Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tăng cung vàng miếng SJC theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ông Tuấn thông tin, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng báo cáo tổng kết Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng đã lấy ý kiến các bộ ngành. Ngoài việc đánh giá đúng vai trò của nghị định trong hơn 10 năm qua và xem xét trong bối cảnh hiện nay. Ngân hàng Nhà nước xem xét bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng miếng khác, theo TPO.

Ông Tuấn cho biết: “Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước công bố để 15 doanh nghiệp xem điều kiện tham gia đấu thầu vàng với những quy trình cụ thể. Theo đó, thứ 2 tuần tới (tức 22/4) sẽ bắt đầu đấu thầu”.

Chính thức đấu thầu vàng miếng SJC vào đầu tuần tới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Như vậy sau 11 năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng trở lại để tăng cung vàng ra thị trường. Trước đó vào năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 76 phiên đấu thầu, chào bán ra thị trường tổng cộng 1.932.000 lượng vàng và bán thành công 1.819.000 lượng, tương đương 69,9 tấn vàng. Trong số này có hơn 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua vào để tất toán vàng, chỉ có gần 40 tấn vàng còn lại là bán ra thị trường.

Trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong về ngoài việc tăng cung vàng miếng SJC qua đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước có xem xét nhập khẩu vàng nguyên liệu hay không? Ông Tuấn cho biết, trong Nghị định 24 quy định rõ với những doanh nghiệp nào có hợp đồng gia công với nước ngoài, việc nhập khẩu vàng nguyên liệu được thực hiện qua chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các chi nhánh nắm bắt nhu cầu nhập khẩu và báo cáo lại.

Theo ông Tuấn, việc quản lý thị trường vàng ngoài Ngân hàng Nhà nước phải có sự phối hợp với Bộ Công Thương và Tài chính làm sao cho hiệu quả.

Trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, từ đầu năm đến nay, giá vàng quốc tế biến động theo xu hướng tăng.

Nguyên nhân là các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm khiến chỉ số đồng USD giảm điểm, nhu cầu về vàng tăng, ngân hàng trung ương một số nước tăng mua vàng, tâm lý lo ngại tình hình xung đột Nga-Ukraina, căng thẳng tại Trung Đông…

Trong nước, giá vàng miếng SJC bình quân biến động tăng theo giá vàng quốc tế. "Ngân hàng Nhà nước đang triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường vàng, bán vàng miếng để tăng cung cho thị trường thông qua hình thức đấu thầu", ông Tú cho biết.

Nói thêm về việc tăng cung vàng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết hiện đã cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Đã có quy định về sản xuất và nhập khẩu vàng. Với doanh nghiệp có hợp đồng gia công sản xuất với nước ngoài thì việc nhập khẩu vàng nguyên liệu đang được thực hiện và không có vướng mắc gì, theo VTV.

Về chính sách quản lý thị trường vàng, Vụ trưởng Vụ ngoại hối cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình Chính phủ tổng kết nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thông tin thêm về thị trường vàng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, luôn theo dõi sát sao, chặt chẽ các diễn biến trên thị trường vàng trong nước và quốc tế để có các giải pháp điều chỉnh phù hợp. Hiện giá vàng trên thế giới đang leo theo do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý của người dân, những diễn biến phức tạp về địa chính trị, chiến tranh căng thẳng, giá dầu tăng cao. Do đó, giá vàng tại Việt Nam cũng chịu tác động lớn từ giá vàng quốc tế. Việc đấu thầu vàng miếng sẽ góp phần cung ứng thêm lượng vàng ra thị trường, đảm bảo cung - cầu.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement