Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế về AI

Số hóa

20/05/2023 16:20

Các nhà lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hôm nay (20/5) đã kêu gọi phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế cho trí tuệ nhân tạo (AI) khi các nước giàu tập trung vào công nghệ mới.

Trong khi các nhà lãnh đạo G7, họp tại Hiroshima, Nhật Bản, nhận ra rằng các cách tiếp cận để đạt được "tầm nhìn và mục tiêu chung về AI đáng tin cậy có thể khác nhau", họ nói trong một tuyên bố rằng "việc quản trị nền kinh tế kỹ thuật số cần tiếp tục được cập nhật phù hợp với các giá trị dân chủ được chia sẻ của chúng ta".

Thỏa thuận được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu, được đại diện tại G7, tiến gần hơn trong tháng này để thông qua luật điều chỉnh công nghệ AI, có khả năng là luật AI toàn diện đầu tiên trên thế giới.

"Chúng tôi muốn các hệ thống AI phải chính xác, đáng tin cậy, an toàn và không phân biệt đối xử, bất kể nguồn gốc của chúng", Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết hôm 19/5.

Các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế về AI - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo và đại biểu chụp ảnh trước phiên làm việc của G7 về thực phẩm, sức khỏe và phát triển trong Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5/2023. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo G7 đã đề cập đến AI tổng quát, tập hợp con được phổ biến bởi ứng dụng ChatGPT, nói rằng họ "cần ngay lập tức nắm bắt các cơ hội và thách thức của AI tổng quát".

Những người đứng đầu chính phủ đã đồng ý vào ngày 19/5 để tạo ra một diễn đàn cấp bộ có tên là "quy trình AI của Hiroshima" để thảo luận về các vấn đề xung quanh các công cụ AI tổng quát, chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ và thông tin sai lệch, vào cuối năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra sau cuộc họp của các bộ trưởng kỹ thuật số G7 vào tháng trước, nơi các quốc gia - Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada  cho biết họ nên áp dụng quy định AI "dựa trên rủi ro".

Trước đó, vào ngày 30/4 đã nhất trí thúc đẩy việc sử dụng AI "có trách nhiệm" trong bối cảnh các nước tìm cách tận dụng những công nghệ đang phát triển nhanh chóng như ChatGPT, được cho là có thể mang lại lợi ích cao song gây ra quan ngại liên quan đến quyền riêng tư và nguy cơ bị lạm dụng.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng G7 cũng khẳng định sự cần thiết của việc thiết lập thỏa thuận quốc tế nhằm tăng cường sự lưu thông tự do dữ liệu tin cậy xuyên biên giới do việc trao đổi dữ liệu hiện là một trong những hoạt động chính của thương mại toàn cầu.

Hôm nay, bước sang ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Thượng đỉnh G7. Các nhà lãnh đạo vào các đối tác hợp tác đã thảo luận nhiều vấn đề trong khoảng 20 phiên họp, tập trung vào vấn đề an ninh kinh tế, hợp tác với các nước đang phát triển và mới nổi (còn gọi là các nước khu vực Nam Bán cầu), năng lượng, nghèo đói…

Phiên họp với các đối tác là nước đang phát triển và mới nổi hàng đầu đã tập trung nhiều chú ý của dư luận. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho rằng trong bối cảnh khu vực Nam Bán cầu đang được quan tâm, việc tăng cường liên kết với các đối tác quốc tế của G7, đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng là điều hết sức quan trọng.

Các nhà lãnh đạo tới dự hội nghị G7. Ảnh: NHK

Theo đó, các nước G7 sẽ hợp tác với các thành viên trong Nhóm G20 tạo ra nhiều thành quả cụ thể trong các vấn đề về lương thực, phát triển, y tế, năng lượng, đầu tư cơ sở hạ tầng… của các nước đang phát triển và mới nổi.

Các nhà lãnh đạo G7 cũng đã đề cập tới an ninh kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đồng thời nêu bật vai trò chủ đạo của các nước thành viên đối với việc hồi phục kinh tế thế giới.

Chính phủ Nhật Bản cũng chính thức thông báo Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ trực tiếp tham gia vào phiên thảo luận của Hội nghị thượng đỉnh liên quan đến xung đột Nga-Ukraine vào ngày 21/5. Hội nghị này có sự tham của 8 nước và các tổ chức là khách mời của Hội nghị.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement