Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các hãng tàu toàn cầu tiếp tục tạm dừng các chuyến hàng Biển Đỏ

Báo cáo phân tích

03/01/2024 09:08

Hai hãng vận tải biển hàng đầu thế giới là Maersk và Hapag-Lloyd thông báo sẽ tiếp tục đi vòng qua châu Phi, tránh khu vực Biển Đỏ. Giá cước vận tải dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Thông báo của Maersk nhấn mạnh: "Chúng tôi quyết định tạm dừng tất cả các hoạt động đi qua Biển Đỏ hay Vịnh Aden. Trong trường hợp khác, tàu sẽ được định tuyến lại và tiếp tục hành trình quanh Mũi Hảo Vọng".

Sau khi cho phép tàu quay trở lại Biển Đỏ không lâu, vào ngày cuối cùng của năm 2023, Maersk đã phải đảo chiều sau khi phiến quân Houthi cố gắng tấn công tàu Maersk Hangzhou với 4 chiếc thuyền nhỏ.

Tàu Maersk Hangzhou, treo cờ Singapore, đang trên đường tới cảng Suez ở Ai Cập thì bị tấn công bằng tên lửa. Sau đó, tàu này bị 4 tàu do lực lượng Houthi ở Yemen tiếp cận và tấn công hòng chiếm quyền kiểm soát. Nhận được tin báo, quân đội Mỹ đã cử trực thăng của lực lượng Hải quân tới hỗ trợ và tấn công làm 3 tàu của Houthi bị chìm và 1 tàu bỏ chạy.

Hồi giữa tháng 12/2023, một tàu chở hàng khác của tập đoàn này là Maersk Gibraltar cũng bị tấn công như bất thành.

Gã khổng lồ ngành vận tải biển A.P. Moller-Maersk cũng cho biết họ sẽ một lần nữa tránh đi qua Biển Đỏ sau khi một tàu chở hàng khác của tập đoàn bị tấn công trong vòng vài tuần.

Các tàu của hãng Hapag-Lloyd cũng tiếp tục chuyển hướng khỏi Biển Đỏ, thay vào đó đi qua mũi phía nam của Châu Phi cho đến ít nhất là ngày 9/1, khi họ quyết định có tiếp tục định tuyến lại các tàu của mình hay không.

Cổ phiếu của Maersk và Hapag-Lloyd đều tăng vọt do khả năng giá cước vận tải sẽ tăng trong thời gian tới. 

Các hãng tàu toàn cầu tiếp tục tạm dừng các chuyến hàng Biển Đỏ- Ảnh 1.

Tàu sân bay USS Eisenhower được nhìn thấy ở kênh đào Suez vào tháng 11/2023. Ảnh: CNN

Kênh đào Suez là tuyến đường vận chuyển khoảng 1/3 lượng hàng hóa được chuyên chở bằng tàu chở container trên toàn cầu. Việc chuyển hướng tàu đi vòng qua cực Nam châu Phi được dự đoán sẽ làm phát sinh thêm đến 1 triệu USD chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến tàu khứ hổi giữa châu Á và Bắc Âu. 

Suez trung chuyển mọi thứ từ dầu thô, cà phê hoà tan đến hàng may mặc, trong đó có 4,5% lượng dầu thô, 9% sản phẩm tinh chế, 8% LNG toàn cầu. Ngoài ra, Suez còn cho phép 54,1 triệu tấn ngũ cốc, 53,5 triệu tấn quặng và kim loại, cùng 35,4 triệu tấn than đi qua mỗi năm.

Các chủ hàng ở Mỹ có nhiều lựa chọn về tuyến đường biển, nhưng doanh nghiệp châu Âu thì không vì họ phụ thuộc rất nhiều vào kênh đào Suez.

Việc chuyển hướng tàu hàng đối với châu Âu sẽ tốn nhiều thời gian hơn và do đó các chủ doanh nghiệp tại đây đang chuyển sang dùng máy bay để vận chuyển sản phẩm của mình.

Những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông sau vụ tấn công mới nhất ở Biển Đỏ đã khiến giá dầu tăng cao trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024.

Theo một thông báo trên trang web của hãng hôm thứ Ba, tập đoàn vận tải chưa niêm yết của Pháp CMA CGM sẽ tăng giá cước vận chuyển container từ châu Á đến khu vực Địa Trung Hải lên tới 100% kể từ ngày 15/1. 

Phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen đã tăng cường tấn công các tàu ở Biển Đỏ kể từ ngày 19/11 để thể hiện sự ủng hộ đối với Hamas trong cuộc tấn công quân sự của Israel ở Gaza.

Trong một báo cáo, S&P Global cho biết nếu tình trạng gián đoạn kéo dài, lĩnh vực hàng tiêu dùng cung cấp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Walmart và IKEA sẽ phải đối mặt với tác động lớn nhất.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement