Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ chuyển nguồn lực sang Đông Nam Á

Kinh tế thế giới

13/02/2023 07:29

Các nhà cung cấp thiết bị chip chính của Mỹ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, một dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ được ban hành vào tháng 10/2022 đang đẩy nhanh quá trình tách rời chuỗi cung ứng công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Kể từ tháng 10/2000, 3 hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ gồm Applied Materials, Lam Research và KLA đã chuyển nhân viên nước ngoài từ Trung Quốc sang Singapore và Malaysia, hoặc tăng tài sản sản xuất tại các cơ sở của họ ở Đông Nam Á. Singapore là nơi đặt trụ sở chính của KLA ở châu Á. 

Theo Nikkei Asia, 3 hãng này cùng nhau kiểm soát khoảng 35% thị trường toàn cầu về công cụ sản xuất chip.

Theo một nguồn tin cho biết: "Các hãng này không thể phục vụ thị trường Trung Quốc hiệu quả như trước đây nữa". Dù vậy, cả 3 công ty vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Trung Quốc.

Lãnh đạo của một nhà cung cấp cho Lam Research và KLA nói: "Khách hàng yêu cầu chúng tôi tăng cường hỗ trợ cho các địa điểm ở Đông Nam Á của họ trong vài tháng qua. Chúng tôi cũng nhận thấy họ đã tăng cường nhân sự ở đó".

Các hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ chuyển nguồn lực sang Đông Nam Á - Ảnh 1.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến đã khiến các nhà cung cấp Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc kinh doanh tại Trung Quốc. Ảnh: Nikkei

Chính phủ Mỹ vào tháng 10/2022 đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế mạnh mẽ khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất để sản xuất chip tiên tiến, nếu thiết bị đó chứa công nghệ của Mỹ. Các biện pháp kiểm soát cũng hạn chế khả năng người Mỹ làm việc cho một số công ty công nghệ Trung Quốc. Tháng trước, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản và Hà Lan - hai nhà lãnh đạo toàn cầu khác về công cụ sản xuất chip - để hạn chế xuất khẩu thiết bị chế tạo chip của họ sang Trung Quốc.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, biện pháp khắc nghiệt nhất của Washington, là một bước lùi lớn đối với tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Nhưng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cũng đang chèn ép các công ty Mỹ. Bởi Trung Quốc là động lực tăng trưởng chính cho ngành thiết bị chế tạo chip trong nhiều năm và là người mua lớn nhất vào năm 2020 và 2021, theo hiệp hội ngành SEMI, nhờ nỗ lực của Bắc Kinh để trở nên tự chủ trong lĩnh vực bán dẫn. 

Quốc gia này từng chiếm gần 30% doanh thu của các nhà sản xuất thiết bị chip Mỹ, nhưng con số đó đã giảm xuống 20% đối với Applied Materials, 24% đối với Lam Research và 23% đối với KLA trong kết quả hàng quý gần nhất của họ.

Lam Research cho biết vào ngày 25/1, họ sẽ cắt giảm 7% lực lượng lao động toàn cầu, cắt giảm 1.300 công việc lâu dài và khoảng 700 vị trí tạm thời. Nhiều nhân viên tạm thời tại Đài Loan, một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng của công ty, đã nhận được thông báo rằng hợp đồng của họ sẽ không được gia hạn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tờ Nikkei Asia đưa tin.

Các hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ chuyển nguồn lực sang Đông Nam Á - Ảnh 2.

Applied Materials, Lam Research và KLA cùng nhau kiểm soát khoảng 35% thị trường toàn cầu về công cụ sản xuất chip. Ảnh: AFP

"Chúng tôi đang phát triển ở Đông Nam Á trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, nhưng câu hỏi đặt ra cho ngành của chúng tôi là: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu Trung Quốc không còn là động lực tăng trưởng của chúng tôi nữa?" một nhân viên cấp cao trong KLA nói với tờ Nikkei Asia.

Một giám đốc điều hành cấp cao của một nhà sản xuất công cụ sản xuất chip Nhật Bản cho biết, ngành công nghiệp này sẽ chứng kiến nhu cầu chip chậm lại, do suy thoái kinh tế toàn cầu và sự gia tăng của các nhà sản xuất thiết bị chip nội địa của Trung Quốc trong thời gian dài. "Không thể tránh khỏi việc Trung Quốc sẽ đặt cược và tự nuôi dưỡng của riêng họ".

Các nguồn tin cho biết việc chuyển nhân sự nhàn rỗi từ Trung Quốc sang Đông Nam Á là một bước đi tự nhiên đối với các hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ vì tất cả họ đều đã có sự hiện diện trong khu vực. Khi ngành công nghiệp chip của Mỹ bắt đầu chuyển năng lực sản xuất sang châu Á vào thập niên 1960 để giảm chi phí, Singapore và Malaysia đã trở thành những điểm đến được lựa chọn. Ngày nay, họ có các cụm sản xuất, đóng gói và thử nghiệm chất bán dẫn tại hai nước này. Các hãng chip của Mỹ như Intel, GlobalFoundries và United Microelectronics đều có cơ sở hoạt động ở Đông Nam Á và có kế hoạch mở rộng hoạt động ở đây.

Cuối năm ngoái, Applied Materials đưa ra kế hoạch "Singapore 2030" để tăng cường năng lực sản xuất cũng như nghiên cứu và phát triển tại đảo quốc sư tử. Công ty này cho biết việc mở rộng sẽ được xây dựng dựa trên lịch sử 30 năm hoạt động của hãng tại Singapore.

Các hãng công cụ sản xuất chip của Mỹ chuyển nguồn lực sang Đông Nam Á - Ảnh 3.

Các nhà cung cấp thiết bị chip chính của Mỹ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Đông Nam Á trong một dấu hiệu cho thấy, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ được ban hành vào tháng 10 năm ngoái đang đẩy nhanh quá trình tách rời chuỗi cung ứng công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: AFP

Lucy Chen, phó chủ tịch của Isaiah Research, cho biết dựa trên kiểm tra chuỗi cung ứng của mình, các nhà cung cấp thiết bị của Mỹ đã sa thải nhân viên ở Trung Quốc và rời khỏi nước này theo từng đợt, với đỉnh điểm xảy ra vào tháng 12/2022, khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ tấn công doanh thu công ty.

Bà Chen nói với Nikkei Asia: "Những công ty sản xuất thiết bị của Mỹ này hiện có sự hiện diện sản xuất ở Đông Nam Á, nhưng điều khó xử hiện nay là ngành này đang suy thoái theo chu kỳ vào thời điểm hiện tại".

Bà nói thêm: "Tốc độ phát triển chip của Trung Quốc sẽ chậm lại trong vòng 3 đến 5 năm tới do thỏa thuận Mỹ-Nhật Bản-Hà Lan, nhưng nước này sẽ tăng đầu tư vào lĩnh vực thiết bị. Về lâu dài, Trung Quốc vẫn sẽ tìm ra cách để tự lực cánh sinh".

Khi được hỏi về các hoạt động của mình ở Đông Nam Á, đại diện của Lam Research nói nnhững khó khăn về kinh tế vĩ mô, những hạn chế thương mại gần đây kìm hãm khả năng kinh doanh của hãng ở Trung Quốc. 

Do vậy, Lam Research buộc phải tìm cách cắt giảm chi phí. Trong khi đó, người phát ngôn cho biết KLA có nhân viên và hoạt động trên khắp thế giới, đồng thời tiếp tục đầu tư vào các khu vực bao gồm châu Á để giúp công ty tiếp tục đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của mình.

(Nguồn: Nikkei Asia)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement