Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các công ty thực phẩm lao đao vì dân Mỹ bắt đầu 'thắt chặt hầu bao'

Phân tích

03/03/2024 08:35

Các CEO và công ty thực phẩm cho biết vẫn đang phải vật lộn với chi phí lao động ngày càng tăng và một số nguyên liệu ngày càng đắt đỏ hơn.

Lần cuối người Mỹ chi số tiền lớn cho thực phẩm như thời điểm hiện tại là khi cựu Tổng thống George HW Bush còn đang tại chức, bom tấn điện ảnh "Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét" ra rạp và C+C Music Factory làm rung chuyển bảng xếp hạng Billboard, tức năm 1991.

Chi phí ăn uống tiếp tục tăng cao hơn, ngay cả khi lạm phát tổng thể đã giảm bớt. Giá tại nhà hàng và quán ăn đã tăng 5,1% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi phí hàng tạp hóa tăng 1,2%, dữ liệu của Bộ Lao động cho thấy.

Tình hình sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều. Các CEO và công ty thực phẩm cho biết, vẫn đang phải vật lộn với chi phí lao động ngày càng tăng và một số nguyên liệu, chẳng hạn như ca cao, ngày càng đắt hơn.

Steve Cahillane, CEO công ty đồ ăn nhẹ Kellanova, cho biết: "Nếu nhìn lại lịch sử, không có khi nào giá thực phẩm giảm sau khi lạm phát xảy ra".

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 1991, người tiêu dùng Mỹ chi 11,4% thu nhập cá nhân khả dụng cho thực phẩm. Vào thời điểm đó, các hộ gia đình đang phải đối mặt với tình trạng giá lương thực tăng mạnh sau thời kỳ lạm phát những năm 1970.

Các công ty thực phẩm lao đao vì dân Mỹ bắt đầu 'thắt chặt hầu bao'- Ảnh 1.

Chi tiêu cho thực phẩm trên tổng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng Mỹ theo thời gian (%). Ảnh: WSJ.

Dữ liệu của USDA cho thấy hơn 3 thập kỷ sau, chi tiêu cho thực phẩm đã đạt lại mức đó. Vào năm 2022, người tiêu dùng đã chi 11,3% thu nhập khả dụng cho thực phẩm.

Nhiều người cho biết, họ ít đi ăn ngoài hơn hoặc bỏ qua các món khai vị trong bữa ăn của mình, đồng thời thường xuyên chọn mua các nhãn hiệu giá rẻ hơn tại siêu thị và tìm kiếm các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi qua ứng dụng. Điều đang tác động đến doanh số của công ty thực phẩm và nhà hàng.

Các công ty thực phẩm cho biết họ đang cảm thấy bị chèn ép. Trong khi các mặt hàng như ngô, lúa mì, hạt cà phê và thịt gà đã rẻ hơn thì giá đường, thịt bò và khoai tây chiên vẫn ở mức cao hoặc đang tăng. Các công ty trên khắp nền kinh tế Mỹ cũng đã tăng giá nhằm trang trải chi phí cao trong chính doanh nghiệp của mình, nâng cao lợi nhuận cho các ngành bao gồm bán lẻ, công nghệ sinh học và sản xuất.

Công ty sản xuất bánh kẹp Mondelez cho biết vào tháng 1 rằng họ sẽ tiếp tục tăng giá một số sản phẩm của mình trong năm nay, phần lớn là do giá ca cao, vào đầu tháng 2 đã tăng vọt qua mức kỷ lục 46 năm.

Các công ty thực phẩm lao đao vì dân Mỹ bắt đầu 'thắt chặt hầu bao'- Ảnh 2.

Người tiêu dùng Mỹ đang 'thắt lưng buộc bụng' vì lạm phát. Ảnh: NYT

Hershey dự kiến giá ca cao đắt hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty trong năm nay. Trong khi Kraft Heinz cho biết lạm phát đang ở mức vừa phải nhưng chi phí vẫn cao hơn, một phần do cà chua và đường đắt hơn.

Trong bối cảnh đó, các công ty vẫn sẽ chi trả lương cao hơn cho nhân viên, sau khi vào tháng 1 hơn 22 bang tại Mỹ đã dỡ bỏ mức lương tối thiểu đối với người lao động theo giờ. Henk Hartong, Giám đốc Điều hành của Brynwood Partners, công ty sở hữu 17 nhà máy thực phẩm và đồ uống, cho biết, việc thuê nhân công lành nghề để thay thế những người đã nghỉ hưu là đặc biệt tốn kém.

Các chuỗi nhà hàng cho biết họ đang cố gắng hoạt động hiệu quả hơn để giúp trang trải việc tăng lương, nhưng họ cũng dự kiến tăng giá.

Nhà phân tích Robert Moskow của TD Cowen cho biết, mặc dù hiếm khi giá thực phẩm giảm, nhưng việc giá tăng vọt như những năm gần đây cũng là điều bất thường. Ông cho biết ông kỳ vọng giá hàng tạp hóa sẽ giảm trong năm nay do các nhà sản xuất thực phẩm chịu áp lực từ người tiêu dùng và nhà bán lẻ.

(Nguồn: WSJ)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement