Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các công ty châu Âu tìm cách tăng nguồn cung kim loại quý

Phân tích

16/11/2023 07:54

Các công ty châu Âu đang tìm cách thay thế nguồn cung gali và gecmani đang gặp rủi ro do hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc, sẽ cần có các biện pháp khuyến khích để sản xuất khoáng sản quan trọng có thể thực hiện được.

Áp lực nguồn cung các kim loại cần thiết để làm năng lượng tái tạo, xe điện ngày càng tăng khi các nước chạy đua trung hòa carbon vào 2050.

Trung Quốc - nơi xử lý 80% gali và 60% gecmani của thế giới, đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu kim loại được sử dụng trong điện tử công nghệ cao từ tháng 8, khiến các lô hàng bị gián đoạn.

Trước đó là Nga. Trước khi khủng hoảng năng lượng Nga - EU xảy ra, Nga đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu dầu thô của EU. Đánh giá thống kê năng lượng thế giới của tập đoàn BP cho biết, vào năm 2020, trong tổng số 260 triệu tấn dầu xuất khẩu của Nga, EU nhập khẩu 138 triệu tấn/260 triệu tấn dầu thô xuất khẩu của Nga.

Còn theo tính toán của các nhà phân tích tại tổ chức tư vấn Bruegel (Brussels, Bỉ), mỗi ngày EU phải trả cho Nga 450 triệu USD tiền dầu và 400 triệu USD tiền khí đốt tự nhiên.

Để tránh bị phụ thuộc, EU đã thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhưng điều đó cũng có nghĩa là EU phải tìm các nguồn nguyên liệu tương tự từ các quốc gia không tuân thủ các tiêu chuẩn giống nhau.

Các công ty châu Âu tìm cách tăng nguồn cung kim loại quý- Ảnh 1.

EU phụ thuộc hoàn toàn vào 1 quốc gia với 1 nguyên liệu thô tương ứng. Ảnh: nickelinstitute

Tuần trước, Ủy ban châu Âu đã tập hợp các nhà cung cấp và người mua tiềm năng nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. 

Tập đoàn năng lượng và kim loại Hy Lạp Mytilineos có mặt tại cuộc họp, cho biết họ có một dự án thí điểm nhằm đánh giá phương pháp chiết xuất gali hiệu quả nhất về mặt chi phí mà họ có thể xây dựng trên quy mô lớn trong 18 tháng.

Dự án có thể tạo ra 40-45 tấn kim loại mỗi năm, gần bằng nhu cầu hiện tại của EU. Gallium thường là sản phẩm phụ của quá trình chế biến bauxite thành alumina tiền chất nhôm.

Giám đốc điều hành Evangelos của Mytilineos cho biết yêu cầu chính là hỗ trợ hoạt động kinh doanh nhôm cốt lõi của mình, khi lĩnh vực này ở châu Âu đang bị đánh thuế cao vào lượng khí thải carbon.

Mytilineos cho biết họ bị mắc kẹt bởi các chính sách do EU lựa chọn cho quá trình chuyển đổi xanh. "Chúng tôi thấy nhu cầu đang tăng lên. Ủy ban cần đưa ra các biện pháp khuyến khích để thực hiện điều đó", công ty cho biết các hợp đồng chênh lệch do EU hỗ trợ nhằm đảm bảo giá cả trong tương lai có thể hữu ích.

Các nhà luyện kẽm cũng phải đối mặt với áp lực tương tự từ chi phí năng lượng.

Nhà sản xuất kẽm Nyrstar của Bỉ cho biết họ đang xem xét các dự án tiềm năng để thu hồi gali và germani ở châu Âu với dự án trị giá 150 triệu USD, mặc dù việc tìm kiếm ở Mỹ tiến bộ hơn. 

Các công ty châu Âu tìm cách tăng nguồn cung kim loại quý- Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất Đạo luật Công nghiệp Net-Zero, một trụ cột của Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh của EU. Nguồn: FDI

Đạo luật Nguyên liệu thô của EU có thể sẽ có hiệu lực trong những tháng tới. Đạo luật được thông qua vào tháng 3 năm nay, quy định rằng các dự án chiến lược của EU nhằm mở rộng quy mô cung ứng phải được đánh giá dựa trên tất cả các khía cạnh của tính bền vững, như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội.

Các nhà sản xuất kim loại màu Eurometaux cho biết họ cần được hỗ trợ tài chính và các biện pháp để cắt giảm chi phí vận hành cho ngành.

Eurometaux cho biết vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp gali và gecmani mà EU cần tạo điều kiện để các hoạt động trong tương lai có thể thực hiện được.

Nhu cầu về nguyên liệu thô đang tăng mạnh khi các nước phát triển chạy đua số hóa và trung hòa cacbon. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có đủ nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nghĩa là các quốc gia phải mở rộng quy mô hoạt động khai thác, tinh chế và tái chế.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement