Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cả nước có thêm 16.417 ca dương tính COVID-19 trong ngày 6/1

Chính sách - Hạ tầng

06/01/2022 18:52

Bản tin tối 6/1 của Bộ Y tế cho biết, cả nước có thêm 16.417 ca mắc COVID-19, riêng Hà Nội là 2.716 ca. Trong ngày có hơn 28.000 người khỏi bệnh.

Tính từ 16h ngày 5/1 đến 16h ngày 6/1, Việt Nam có 16.417 ca mắc COVID-19 được ghi nhận. Trong đó có 55 ca nhập cảnh và 16.417 ca ghi nhận trong nước.

Hà Nội là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất với 2.716 ca, kế đến là Hải Phòng với 923 ca, Tây Ninh có 853 ca, Khánh Hòa 800 ca, Bình Phước 798 ca, Cà Mau 702 ca, Bình Định 575 ca, Trà Vinh 553 ca, Vĩnh Long 519 ca, Bến Tre 492 ca, TP.HCM 442 ca, Hưng Yên 397 ca, Bắc Ninh 347 ca, Quảng Ninh 327 ca, Bạc Liêu 301 ca, Đà Nẵng 299 ca, Hà Giang 264 ca, Thừa Thiên Huế 247 ca, Lâm Đồng, Quảng Ngãi và An Giang mỗi tỉnh 230 ca, Thanh Hóa 217 ca, Bắc Giang 213 ca;

Các tỉnh có số ca bệnh dưới 200 gồm: Thái Nguyên 193 ca, Vĩnh Phúc 186 ca, Quảng Nam 179 ca, Cần Thơ 163 ca, Nam Định 156 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 152 ca, Thái Bình 143 ca, Phú Yên 142 ca, Nghệ An 139 ca, Bắc Kạn 134 ca, Đồng Nai 132 ca, Bình Thuận 124 ca, Đồng Tháp 120 ca, Hòa Bình 119 ca, Kiên Giang 118 ca, Tiền Giang và Sơn La mỗi tỉnh 117 ca, Phú Thọ 110 ca, Đắk Nông 106 ca, Sóc Trăng và Gia Lai mỗi tỉnh 104 ca; Hà Nam 95 ca, Bình Dương  91 ca, Ninh Bình 87 ca, Cao Bằng 86 ca, Long An 64 ca, Quảng Bình 59 ca, Quảng Trị 54 ca, Hậu Giang 48 ca, Yên Bái 46 ca, Tuyên Quang 45 ca, Ninh Thuận và Lào Cai mỗi tỉnh 42 ca, Lai Châu và Điện Biên mỗi tỉnh 37 ca, Hà Tĩnh 29 ca, Lạng Sơn 22 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua: Bình Thuận giảm 205 ca, Bình Định giảm 160 ca, Vĩnh Long giảm 138 ca.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội tăng 211 ca, Hải Phòng tăng 131 ca, Bình Phước tăng 116 ca.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội là 1 ca, Quảng Nam có 14 ca, TP.HCM 6 ca, Thanh Hóa 2 ca, Hải Dương và Hải Phòng mỗi tỉnh 1 ca.

Tính đến chiều 6/1, Việt Nam có 1.843.563 ca nhiễm, đứng thứ 30/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.686 ca nhiễm).

Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 1.837.650 ca, trong đó có 1.461.598 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày ghi nhận 170 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM là 21 ca, trong đó có 3 trường hợp là người dân của các tỉnh sau: Đồng Nai, Đồng Tháp và Tây Ninh mỗi tỉnh 1 ca.

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang có 19 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang mỗi tỉnh 13 ca, Bến Tre, Đồng Tháp và Vĩnh Long mỗi tỉnh 12 ca, Cần Thơ và Bạc Liêu mỗi tỉnh 9 ca, Bình Dương và Kiên Giang mỗi tỉnh 8 ca, Bình Thuận 6 ca, Trà Vinh, Tây Ninh và Long An mỗi tỉnh 5 ca, Cà Mau 3 ca, Hậu Giang và Bình Định mỗi tỉnh 2 ca, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Nông và Ninh Thuận mỗi tỉnh 1 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.735.429 mẫu tương đương 75.383.396 lượt người, tăng 103.643 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 5/1 có 1.692.955 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 156.902.083 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.110.585 liều, tiêm mũi 2 là 70.279.466 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 8.512.032 liều.

Ngày 5/1, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) có cuộc họp xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir của các cơ sở sản xuất trong nước.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan quản lý và đơn vị chuyên môn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và giá theo đúng quy định của Luật dược, chống mọi biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình sản xuất và lưu hành thuốc.

Sau khi hãng dược Merch nhượng quyền sản xuất thuốc điều trị COVID-19 có hoạt chất Molnupiravir, có khoảng 10 công ty dược trong nước đã nộp hồ sơ đăng ký sản xuất thuốc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, đến hôm nay mới chỉ có 3 doanh nghiệp đủ điều kiện cấp phép lần này, theo TPO.

Chiều 6/1, lãnh đạo Boston Pharma, đơn vị vừa được cấp phép sản xuất thuốc điều trị COVID-19 có tên Molravir 400, cho biết đang bắt tay sản xuất thuốc này. “Sau khi làm việc với Cục Quản lý Dược về giá, chúng tôi quyết định giá chỉ khoảng 300 nghìn đồng/hộp, giúp người dân tiếp cận thuốc với giá hợp lý nhất” - đại diện công ty cho biết.

Molravir 400 được chỉ định cho người trên 18 tuổi, với liều 400mg uống 2 lần mỗi ngày trong vòng 5 ngày.

Số ca mắc COVID-19 của thế giới

Thế giới có 298.403.544 ca nhiễm, trong đó 256.924.905 khỏi bệnh; 5.484.247 tử vong và 35.994.392 đang điều trị (91.893 ca diễn biến nặng). Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 252.676 ca, tử vong tăng 2.194 ca.

Châu Âu tăng 106.878 ca; Bắc Mỹ tăng 21.870 ca; Nam Mỹ tăng 11.179 ca; châu Á tăng 39.936 ca; châu Phi tăng 122 ca; châu Đại Dương tăng 72.691 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 23.546 ca, trong đó: Indonesia tăng 533 ca,Thái Lan tăng 5.775 ca, Philippines tăng 17.220 ca, Campuchia tăng 18 ca.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement