09/01/2022 18:42
Cả nước có thêm 15.779 ca dương tính COVID-19 trong ngày 9/1
Bản tin tối 9/1 của Bộ Y tế cho biết, cả nước có thêm 15.779 ca mắc COVID-19, riêng Hà Nội là 2.811 ca. Trong ngày có 12.210 người khỏi bệnh.
Tính từ 16h ngày 8/1 đến 16h ngày 9/1, Việt Nam có 15.779 ca mắc COVID-19 được ghi nhận. Trong đó có 28 ca nhập cảnh và 15.751 ca ghi nhận trong nước.
Hà Nội là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất với 2.811 ca, kế đến là Hải Phòng có 836 ca, Khánh Hòa 790 ca, Bình Phước 679 ca, Bình Định 636 ca, Cà Mau 615 ca, Vĩnh Long 532 ca, Hà Giang 492 ca, Tây Ninh 475 ca, TP.HCM 472 ca, Bến Tre 454 ca, Đà Nẵng 433 ca, Hưng Yên 410 ca, Bắc Ninh 382 ca, Quảng Ninh 315 ca, Thanh Hóa 293 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 285) ca Thừa Thiên Huế 255 ca, Bạc Liêu 237 ca, Lâm Đồng 228 ca;
Các tỉnh có số ca bệnh từ 100-200 gồm: Hậu Giang có 195 ca, Hải Dương 175 ca, Quảng Ngãi 171 ca, Vĩnh Phúc 170 ca, Hòa Bình 169 ca, Thái Nguyên 162 ca, Nam Định 157 ca, Cần Thơ 152 ca, Ninh Bình và An Giang mỗi tỉnh 140 ca, Trà Vinh 138 ca, Nghệ An 128 ca, Đồng Tháp 127 ca, Quảng Nam và Bắc Giang mỗi tỉnh 126 ca, Kiên Giang 120 ca, Phú Thọ 118 ca, Sóc Trăng và Bình Dương mỗi tỉnh 117 ca, Thái Bình 113 ca, Điện Biên 105 ca, Đắk Nông 103 ca;
Các tỉnh có số ca bệnh dưới 100 gồm: Tiền Giang 97 ca, Hà Nam 96 ca, Đồng Nai 95 ca, Bình Thuận 88 ca, Quảng Bình 74 ca, Yên Bái 73 ca, Bắc Kạn 71 ca, Quảng Trị 63 ca, Hà Tĩnh 54 ca, Lào Cai 47 ca, Tuyên Quang 46 ca, Ninh Thuận và Lai Châu mỗi tỉnh 41 ca, Sơn La 38 ca, Phú Yên và Kon Tum mỗi tỉnh 34 ca, Long An 32 ca, Cao Bằng 28 ca.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày hôm qua: Trà Vinh giảm 431 ca, Gia Lai giảm 181 ca, Tây Ninh giảm 112 ca.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre tăng 169 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 92 ca, Hải Phòng tăng 88 ca.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam có 14 ca, TP.HCM 11 ca, Thanh Hóa 2 ca, Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng địa phương 1 ca.
Tính đến chiều 7/1, Việt Nam có 1.899.575 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.253 ca nhiễm).
Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 1.893.570 ca, trong đó có 1.497.431 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trong ngày ghi nhận 202 ca tử vong, trong đó tại TP.HCM là 19 ca, có 4 trường hợp là người dân của các tỉnh sau: Bến Tre, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long mỗi tỉnh 1 ca.
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang có 21 ca, Long An 15 ca, Đồng Tháp và Vĩnh Long 14 ca, Kiên Giang 13 ca, Sóc Trăng và Cần Thơ mỗi tỉnh 11 ca, Đồng Nai và Tiền Giang mỗi tỉnh 10 ca, Bình Dương và Bến Tre mỗi tỉnh 9 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 8 ca, Tây Ninh và Hậu Giang mỗi tỉnh 5 ca, Cà Mau và Bình Định mỗi tỉnh 4 ca, Trà Vinh, Khánh Hoà, Bình Thuận và Bạc Liêu mỗi tỉnh 3 ca, Đắk Lắk 2 ca, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Huế, Gia Lai, Đà Nẵng và Lâm Đồng mỗi tỉnh 1 ca.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.001.250 mẫu tương đương 75.685.967 lượt người, tăng 81.829 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 8/1 có 865.962 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 160.033.187 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.247.751 liều, tiêm mũi 2 là 70.900.775 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 10.884.661 liều.
Ngày 9/1, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả triển khai chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao trên địa bàn.
Trong một tháng qua, các quận, huyện đã lập danh sách quản lý được 639.972 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó, phát hiện 25.642 người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 (chiếm tỷ lệ 4%).
Trong 2 đợt xét nghiệm tầm soát, Sở Y tế đã phát hiện 5.437 người mắc COVID-19 (đợt 1 xét nghiệm được 597.701 người, đợt 2 xét nghiệm 570.014 người). Trạm y tế, Trạm y tế lưu động đã phân loại và đồng ý cho 4.670 F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà (86,4%), có 4.471 người được sử dụng ngay thuốc kháng virus; 767 F0 được chuyển đến cơ sở điều trị để được chăm sóc, điều trị (13,6%).
Tất cả danh sách người F0 thuộc nhóm nguy cơ được chuyển đến mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" để tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, bao gồm chăm sóc cả các bệnh nền.
Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ được UBND TP.HCM phát động ngày 7/12/2021, mục tiêu là tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19.
(Tổng hợp)
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp