Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bùng nổ thị trường hàng hiệu secondhand tại Trung Quốc

Báo cáo phân tích

10/05/2024 08:36

Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng hướng đến mua sắm hàng hiệu đã qua sử dụng, thay vì hàng mới, với mức giảm giá đáng kể.

Thời gian gần đây, Trung Quốc chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực mua sắm hàng đã qua sử dụng, bao gồm cả các thương hiệu xa xỉ. Điều này cho thấy rõ thái độ tiêu dùng hào nhoáng của người dân đang trải qua một sự thay đổi đáng kể.

"Mua mới thì quá đắt nên tôi đã tìm đến các cửa hàng bán hàng đã qua sử dụng", một khách hàng tại cửa hàng đồ đã qua sử dụng ở thành phố phía Nam Quảng Châu cho biết.

Bên trong cửa hàng, có những chiếc túi xách thiết kế từ các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton và Burberry đang được bày bán với mức giảm giá lên tới 80%. Sự phổ biến ngày càng tăng của hàng hiệu xa xỉ đã qua sử dụng phản ánh xu hướng tăng cường giá trị trong việc mua sắm hàng ngày, đặc biệt là trong số người tiêu dùng thuộc thế hệ Z, những người đang phải đối mặt với thị trường việc làm bất định.

"Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, những người thúc đẩy lượng tiêu thụ nội địa, hiện đang có tâm lý e ngại chi tiêu", ông Zhao Weilin, Nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Itochu của Nhật Bản, cho biết.

Thị trường hàng đã qua sử dụng ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng và dự kiến có thể đạt mức 3.000 tỷ CNY (414 tỷ USD) vào năm 2025, gấp đôi so với mức năm 2022, theo Viện Năng lượng, Môi trường và Kinh tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.

Bùng nổ thị trường hàng hiệu secondhand tại Trung Quốc- Ảnh 1.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho thị trường hàng secondhand tại đất nước tỉ dân. Ảnh: Nikkei Asia.

Trong khi đó, doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ ở Trung Quốc nói chung đang trì trệ. Tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH ghi nhận mức giảm 6% trong doanh số bán hàng từ tháng 1 đến tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là tại châu Á (trừ Nhật Bản). Châu Á là khu vực duy nhất mà công ty chứng kiến đà sụt giảm của doanh thu.

Tập đoàn Kering của Pháp, sở hữu thương hiệu Gucci, cũng gặp khó khăn trong giai đoạn này, khi doanh số bán lẻ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 19%.

Thị trường hàng hiệu tại Trung Quốc dự kiến sẽ đạt giá trị 444,7 tỷ CNY vào năm 2023, tăng 12% so với năm 2022. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với kỷ lục 456,4 tỷ CNY vào năm 2021. Báo cáo từ công ty tư vấn Bain & Co. cho biết điều này là do Trung Quốc vẫn còn những dư chấn từ những hậu quả của các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh COVID-19.

"Những trở ngại trong việc tiêu dùng hàng hiệu tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng", bà Weiwei Xing, đối tác tại Bain, cho biết.

Người tiêu dùng Trung Quốc mua hàng hiệu đã qua sử dụng cả trực tuyến và tại các cửa hàng vật lý. Nhà bán lẻ Nhật Bản Komehyo Holdings, đã mở một cửa hàng tại Thượng Hải, sử dụng trí tuệ nhân tạo A.I và nhân viên chuyên môn để kiểm tra hàng giả trong số hàng đã qua sử dụng.

Mặc dù doanh số bán hàng hiệu đã qua sử dụng ở Trung Quốc vẫn thấp hơn so với các nước phương Tây, nhưng không thể phủ nhận rằng xu hướng này vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển và đang ngày càng thu hút sự quan tâm và sự tin tưởng của người tiêu dùng.

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement