Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bóng ma giảm phát trong tháng 5 tiếp tục đe dọa kinh tế Trung Quốc

Kinh tế thế giới

09/06/2023 09:23

Giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc đã giảm nhanh hơn dự kiến trong tháng 5, do nhu cầu chững lại đè nặng lên ngành sản xuất, cản trở sự phục hồi kinh tế mong manh, trong khi lạm phát tiêu dùng không đạt kỳ vọng.

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 5 giảm tháng thứ 8 liên tiếp, xuống 4,6%. Các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán mức giảm 4,3%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi tăng 0,1% trong tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0,3%.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 1, nhưng dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động của nhà máy giảm và nhập khẩu giảm trong tháng 5.

Một số nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm lãi suất hoặc giải phóng thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính. Ngân hàng đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của người cho vay vào tháng 3.

Bóng ma giảm phát trong tháng 5 tiếp tục đe dọa kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.

Một công nhân đi ngang qua các cuộn thép tại nhà máy Gang thép Trùng Khánh ở Trường Thọ, Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 6/8/2018. Ảnh: Reuters

Các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc hôm 8/6 cho biết họ đã hạ lãi suất tiền gửi, cung cấp một số cứu trợ cho khu vực tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn bằng cách giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận và giảm chi phí cho vay.

Các nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay trong bối cảnh các dấu hiệu tiếp tục chậm lại. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khiêm tốn khoảng 5% cho năm nay, sau khi bỏ lỡ mục tiêu năm 2022.

Xuất nhập khẩu sụt giảm trong tháng 5

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5/2023 giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức giảm 0,4% được dự báo, theo số liệu được Cơ quan Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/6. Số liệu tháng 5 cũng đánh dấu mức giảm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, kể từ đầu năm.

Tương tự, nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng giảm 4,5% trong tháng 5, thấp hơn mức dự báo giảm 8,0% và mức giảm 7,9% của tháng 4.

Bóng ma giảm phát trong tháng 5 tiếp tục đe dọa kinh tế Trung Quốc - Ảnh 2.

Container được tập kết tại cảng nước sâu Dương Sơn, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Ông Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Công ty quản lý tài sản Pinpoint, cho rằng: "Xuất khẩu suy yếu chỉ ra rằng Trung Quốc cần dựa vào nhu cầu trong nước khi nền kinh tế toàn cầu chững lại". "Chính quyền nước này gặp nhiều áp lực hơn trong việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa trong thời gian còn lại của năm, vì nhu cầu toàn cầu có thể sẽ suy yếu hơn nữa trong nửa cuối năm", ông Zhang phân tích.

Mức sụt giảm của xuất nhập khẩu trong tháng 5 còn tồi tệ hơn tình hình xuất nhập khẩu khi mà cảng Thượng Hải - cảng biển nhộn nhịp nhất Trung Quốc - phải đóng cửa theo yêu cầu chống dịch COVID-19 một năm trước đó.

Trong quý 1/2023, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn dự báo với mức tăng trưởng 4,5%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý 1/2022 khi nền kinh tế này đạt tăng trưởng 4,8%.

Động lực tăng trưởng quý 1/2023 đến từ sức tiêu thụ dịch vụ tăng mạnh mẽ và lượng đơn đặt hàng bị dồn ứ sau nhiều năm gián đoạn do dịch COVID-19. Tuy nhiên, sản lượng của các nhà máy ở Trung Quốc đã chững lại do lãi suất và lạm phát cùng tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu.

Bóng ma giảm phát trong tháng 5 tiếp tục đe dọa kinh tế Trung Quốc - Ảnh 3.

Một khách hàng mua sắm tại một siêu thị ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc, vào ngày 11/4. Ảnh: Getty Images

Có thể nói, các số liệu thương mại vừa công bố đã chỉ ra thêm những chỉ dấu rằng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc sau COVID-19 đang mất đà. Điều này đặt ra khả năng rằng Bắc Kinh sẽ phải tung ra nhiều chính sách kích thích kinh tế hơn nữa.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc cũng giảm 15,3% do thị trường xuất khẩu các hàng điện tử tiêu dùng của nước này bị suy yếu.

Nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc đã giảm xuống trong tháng 5 khi nhập khẩu than lao dốc từ mức cao nhất trong 15 tháng được thiết lập vào tháng 3/2023. Tương tự, nhập khẩu đồng trong tháng 5 cũng giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc được công bố vào tuần trước cho thấy hoạt động của các nhà máy trong tháng 5 cũng suy giảm nhanh hơn dự kiến.

Các chỉ số phụ của PMI cũng cho thấy sản lượng của các nhà máy sụt giảm do các đơn đặt hàng mới, bao gồm đơn xuất khẩu mới đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.

Mặc dù tăng trưởng quý 1 của Trung Quốc vượt kỳ vọng, nhưng các nhà phân tích vẫn hạ dự báo tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm 2023 do sản lượng của các nhà máy có chiều hướng chậm lại.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khá khiêm tốn là khoảng 5% cho năm 2022, sau khi không đạt mục tiêu năm 2022.

(Nguồn: Reuters/CNBC)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement