Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Biến vảy cá thành tranh

Startup

09/10/2019 11:46

Lê Ngọc Biết (Quê Phú Yên) người sáng tạo ra tranh, hoa làm từ vảy cá và anh chàng đang hái ra tiền từ dự án này.

Kiếm tiền từ phế thải cá

Ngồi tách từng vảy cá từ thùng phế thải cá bốc mùi hôi thối, Lê Ngọc Biết (Quê Phú Yên) cho biết đang khởi nghiệp và kiếm tiền từ phế phẩm này với dự án tranh vảy cá.

Ngọc Biết (bìa trái) mang sản phẩm tranh vảy cá của mình thuyết phục các nhà đầu tư.
Ngọc Biết (bìa trái) mang sản phẩm tranh vảy cá của mình thuyết phục các nhà đầu tư.

Theo Ngọc Biết, một lần ngồi đánh vảy cá đỏ, quà quê ba mẹ gửi vào mỗi tháng để tiết kiệm chi phí ăn uống, Ngọc Biết thấy những vảy lấp lánh dưới nắng trông rất đẹp. Ngọc Biết trăn trở, tại sao vảy cá đẹp vậy lại bỏ đi mà không làm một thứ gì đó có thể kiếm ra tiền như tranh chẳng hạn.

Thế là, anh quyết định thử làm tranh bằng vảy cá và mang ý tưởng này đến với cuộc thi “Tôi khởi nghiệp” do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức và được ban giám khảo gật gù tâm đắc.

Ngọc Biết bắt đầu len lỏi khắp chợ, thu gom phế thải từ những cô chú bán cá và treo lủng lẳng khắp xe. Cả người tanh mùi cá, nhưng anh vẫn cười tủm tỉm như lão nông được mùa và tin mình sẽ hái ra tiền từ những thứ bỏ đi này.

Ngọc Biết (Bìa phải) làm hoa từ vảy cá. 
Ngọc Biết (Bìa phải) làm hoa từ vảy cá. 

Ngọc Biết và các cộng sự của mình ngồi tỉ mẩn tách từng vảy cá từ mớ hỗn tạp lòng cá, máu cá, vảy cá, đầu cá… Những cộng sự của anh, chịu không nỗi mùi tanh đành “bỏ của chạy lấy người”. Ngọc Biết thì vừa tách vảy, vừa ói. Lâu lâu, cô hàng xóm qua mắng vốn “Con làm gì mà tanh quá vậy?”. Ngọc Biết cười hì: “Con đang làm dự án khởi nghiệp”. Cô hàng xóm gật gù rồi bỏ đi.

Biết "bánh mì"

Ngọc Biết chia sẻ 5kg phế thải cá chỉ tách được khoảng 1kg vảy cá thô. Mọi người hay cười trêu, Ngọc Biết là đứa ở dơ nhất nhóm vì chỉ có anh dám nhúng tay vào mớ chất thải cá...

“Tôi là một người con vùng biển Phú Yên, mảnh đất đầy nắng gió, nơi mà những mẻ tôm, mẻ cá đã nuôi tôi khôn lớn nên tôi cảm nhận được vẻ đẹp dung dị của từng chiếc vảy cá. Trong mỗi bức tranh, tôi tận dụng từng chiếc vảy cá, râu tôm, nang mực, xương cá… để làm nên bức tranh mang hơi thở của biển và sống động như thật”, Ngọc Biết chia sẻ.

Vảy cá thô được nhuộm màu thực phẩm, an toàn khi sử dụng. 
Vảy cá thô được nhuộm màu thực phẩm, an toàn khi sử dụng. 

Bức tranh đầu tiên của Ngọc Biết là cá chép hóa rồng, với vảy cá chép được cắt gọt tỉ mỉ và dùng sơn móng tay khoác lên đó những màu sắc sặc sỡ. Sau này, vảy cá được cải tiến, nhuộm bởi màu thực phẩm khá ấn tượng và đa dạng màu sắc.

Bức tranh làm từ vả cá. 
Bức tranh làm từ vả cá. 

Nhưng một bài toán đặt ra với Ngọc Biết là làm thế nào để khử được mùi tanh của vảy cá và không bị các loại côn trùng tấn công. Từng là học sinh giỏi hóa, Ngọc Biết thức trắng mấy đêm liền để tìm ra loại enzim có thể tách vảy cá, khử mùi tanh mà vảy cá vẫn bóng đẹp. Đây là sáng kiến của Ngọc Biết và sẽ được anh đăng kí bản quyền.

Biến vảy cá thành tranh

Để hoàn thành một bức tranh, Ngọc Biết và cộng sự thức trắng đêm ghép từng vảy cá lên bức tranh. “Hoàn thành bức tranh kịp đơn hàng, tôi mệt đến mức đầu óc chỉ toàn nghe tiếng vo ve, đói muốn xỉu mà nhiều lúc trong túi quần chỉ còn 1.000 đồng vì bao nhiêu tiền dồn hết vào dự án, nên cả tháng ăn bánh mì trừ cơm. Bạn bè hay chọc tôi là “Biết bánh mì””.

Những cành hoa hồng làm từ vảy cá. 
Những cành hoa hồng làm từ vảy cá. 

Dự án tranh vảy cá của Ngọc Biết, đã vượt mặt 200 đối thủ, giành giải ba tại cuộc thi “Tôi khởi nghiệp” và nhận được nhiều lời đề nghị đầu tư.

Tranh vảy cá, hiện đã ra mắt thị trường với những bức tranh như cá chép hóa rồng, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, và hoa hoa hồng, hoa mai, hoa đào làm từ vảy cá. Giá của mỗi bức tranhh dao động từ 2-5 triệu tùy vào độ khó và phức tạp của bức tranh. 

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement