Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Biến thể Omicron khiến nhiều nước nghi ngờ tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc

Phân tích

13/12/2021 14:56

Trong khi các nhà sản xuất vaccine phương Tây chạy đua để kiểm tra hiệu quả của các mũi tiêm được sản xuất theo công nghệ mRNA trong việc chống lại biến thể Omicron thì những câu hỏi lớn hơn lại đang xoay quanh vaccine Sinovac của Trung Quốc, loại vaccine được phân phối rộng rãi nhất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc với 1,5 tỷ liều.
news

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, mũi tiêm Sinovac thậm chí có thể không thể bảo vệ mọi người khỏi các chủng gốc của Cocid-19. Nguyên cứu cũng chỉ ra rằng, mức độ kháng thể của hầu hết người tiêm giảm xuống dưới mức tối thiểu cần thiết sau khi tiêm lần thứ hai 6 tháng.

Các chuyên gia y tế Hồng Kông gần đây đã nói rằng, những được tiêm Sinovac, một loại vaccine bất hoạt chứ không phải là vaccine mRNA - chỉ có thể được coi là “đã được tiêm phòng đầy đủ” sau khi tiêm mũi thứ ba.

indonesia-sinovac-vaccine-covid-19-january-2021.jpg
Một nhân viên y tế giới thiệu Sinovac Biotech Covid-19 của Trung Quốc tại một trung tâm y tế công cộng ở Jakarta (Indonesia), vào ngày 15 tháng 1 năm 2021. Ảnh: Aditya Irawan / NurPhoto - AFP

Pfizer-BioNTech đã thừa nhận rằng, mức độ kháng thể trung hòa của vaccine chống lại biến thể Omicron giảm so với chủng virus ban đầu và đã khuyến nghị tiêm nhắc lại để đề phòng biến thể này dễ lây lan hơn.

Các chuyên gia y tế cho biết, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông - nơi hầu hết mọi người đã được tiê,m vaccine Sinovac - sẽ phải kéo dài các biện pháp phong tỏa biên giới, bao gồm các quy định cách ly nghiêm ngặt trong ba tuần để duy trì mục tiêu không lây nhiễm khi đối mặt với biến thể Omicron.

Tính đến đầu tháng 12, 2,52 tỷ liều vaccine đã được sử dụng tại Trung Quốc đại lục, quốc gia có dân số 1,4 tỷ người. Hầu hết mọi người đã được tiêm Sinovac hoặc Sinopharm – một loại vaccine tương tự được sản xuất trong nước và cả hai đều có hiệu quả thấp hơn so với các mũi tiêm do phương Tây sản xuất, nghiên cứu cho thấy.

Vào ngày 21/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã cung cấp hơn 1,5 tỷ liều vaccine cho hơn 100 quốc gia và cho biết trong cả năm 2021, số liều mà nước này cung cấp chho thê giới là khoảng 2 tỷ liều, bao gồm 100 triệu liều dưới dạng quyên góp.

Tính đến thời điểm này, có khoảng 9,54 triệu liều vaccine đã được tiêm cho khoảng 7,5 triệu người tại Hồng Kông. Chính quyền đặc khu này cho biết, đã có khoảng 4,78 triệu người tiêm ít nhất một liều, chiếm 71% dân số từ 12 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, chính quyền đặc khu này lại không cung cấp thông tin chi tiết về những người đã tiêm vaccine BioNTech và Sinovac kể từ tháng 11. Vào cuối tháng 10, khoảng 37% người ở Hồng Kông đã được tiêm hai liều Sinovac trong khi 63% được tiêm BioNTech.

David Hui, Giáo sư y học hô hấp tại Đại học Hồng Kông cho biết: “Những người đã tiêm vaccine Sinovac lcần thiết phải tiêm mũi thứ ba trước khi họ được gọi là tiêm chủng đầy đủ. Nhiều nơi, bao gồm cả Singapore, đã yêu cầu người dân của họ phải tiêm nhắc lại nếu họ được tiêm vaccine Sinovac”.

vaccination.jpg
Một học sinh được tiêm liều vaccine Sinovac đầu tiên ở Denpasar, Bali. Ảnh: AFP

Vào ngày 2/12, Bộ Y tế Singapore cho biết, 70.000 người đã tiêm liều thứ hai vaccine Sinovac hoặc Sinopharm được khuyến cáo nên tiêm liều thứ ba trước ngày 31/12 để duy trì tình trạng được tiêm chủng đầy đủ từ ngày 1/1.

Theo nghiên cứu của Khoa Y Đại học Hồng Kông (CUHK), vaccine mRNA có thể giúp con người tạo ra lượng kháng thể cao hơn gấp nhiều lần so với vaccine bất hoạt.

Từ tháng 3 đến tháng 8/2021, 726 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 79 đã tham gia vào nghiên cứu CUHK, một nửa người trong số đó được tiêm vaccine Sinovac và nửa còn lại là BioNTech. Một tháng sau khi tiêm, những người được tiêm vaccine Sinovac có mức kháng thể trung hòa ở mức 69,45 so với 251,6 của những người được tiêm vaccine BioNTech.

Sáu tháng sau khi tiêm, chỉ có 16,3% người tiêm vaccine Sinovac có kháng thể trung hòa trên mức tối thiểu cần thiết trong khi 79,6% những người tiêm vaccine BioNTech đạt yêu cầu.

“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng tất cả những người vaccine Sinovac nên tiêm mũi thứ 3. Nhưng đó là một con đường dài để Hồng Kông đạt được điều này”, Ho Pak-leung, người đứng đầu Trung tâm Nhiễm trùng của Đại học Hồng Kông cho biết.

Ông Ho cho biết thêm, về lâu dài, Hồng Kông cần tỷ lệ tiêm phòng cao để mở cửa cho du khách quốc tế. Ông chỉ ra rằng, nhiều nơi đã đưa ra các chương trình tiêm chủng bắt buộc.

china-virus.jpg
Học sinh trung học xếp hàng để tiêm vaccine Sinovac ở Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AFP

Từ ngày 11/ 11, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch ở Hồng Kông và những người có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn đã có thể tiêm miễn phí liều vaccine Covid-19 thứ ba. Tính đến thứ Năm tuần trước, chỉ có 8.798 người được tiêm liều thứ ba.

Trong khi đó Trung Quốc đại lục lại không có thời gian biểu nhất định cho việc nối lại các chuyến du lịch quốc tế không có kiểm dịch hoặc mở lại biên giới với Hồng Kông.

Hiệu quả thấp của vaccine bất hoạt khiến Trung Quốc không còn nhiều cơ hội để lựa chọn “sống chung với virus”, đặc biệt là khi thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng từ biến thể Omicron – biến thể được cho là có khả năng lây lan cao gấp 4,2 lần so với biến thể Delta.

Vào ngày 8/ 11, Bộ Khoa học Trung Quốc thông báo rằng vaccine mRNA tự phát triển của Walvax Biotechnology Co, một công ty có trụ sở tại Vân Nam sắp thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.

Vào ngày 27/11, Sinovac cho biết họ đã thu thập thông tin và mẫu vật ở nước ngoài để đánh giá xem vaccine bất hoạt của họ sẽ phản ứng như thế nào trước biến thể Omicron.

Shanghai Fosun Pharmaceutical (Group), một công ty niêm yết tại Thượng Hải, cho biết họ sẽ tích cực làm việc với đối tác BioNTech SE của Đức để phát triển một loại vaccine mới nhắm vào biến thể Omicron.

Công ty này cho biết, có thể sẽ mất từ ​​ba đến bốn tháng để có được sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Pfizer-BioNTech cũng cho biết hôm thứ Tư tuần trước rằng, các lô vaccine nhằm vào biến thể Omicron đầu tiên của họ có thể sẽ sẵn sàng để giao hàng trong vòng 100 ngày, trong khi chờ phê duyệt theo quy định.

Thứ Bảy tuần trước, Zhong Nanshan, một nhà nghiên cứu về bệnh phổi Trung Quốc, cho biết trong một diễn đàn y tế ở Thâm Quyến rằng, biến thể Omicron ít nguy hiểm hơn dự kiến ​​trong khi vaccine của Trung Quốc vẫn hiệu quả trong việc chống lại đại dịch.

Wu Zunyou, trưởng nhóm dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết vào ngày 28/11 rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách “không lây nhiễm tại địa phương” bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người và các quy tắc kiểm dịch khác.

Hiện tại, những du khách đến Trung Quốc đại lục phải bị cách ly trong các khách sạn được chỉ định trong 14 ngày trong khi những người nhập cảnh vào Hồng Kông từ hầu hết các quốc gia phải được cách ly trong 21 ngày.

Hồng Kông đã áp dụng tiêu chuẩn kiểm dịch nghiêm ngặt nhất thế giới khi chính phủ đang tìm cách mở lại biên giới với đại lục, có thể vào cuối tháng này.

Trong khi đó, nhiều quốc gia trước đây đã sử dụng Sinovac hoặc Sinopharm đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng vaccine do phương Tây sản xuất.

Vào tháng 7, Thái Lan và Indonesia thông báo rằng, người dân đã tiêm một mũi vaccine Sinovac sẽ đượv tiêm một mũi vaccine khác do phương Tây sản xuất.

Về cơ bản, Thái Lan đã ngừng sử dụng vaccine này bất chấp sự đóng góp của chính phủ Trung Quốc.

Malaysia cho biết mọi người sẽ được tiêm hai mũi tiêm BioNTech sau khi 16 triệu liều Sinovac đã được sử dụng hết.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ