Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí thư Đà Nẵng: ‘Chúng ta phải theo tinh thần sống chung với dịch’

Chính sách - Hạ tầng

02/09/2021 09:47

Bí thư Đà Nẵng cho rằng cần xác định sống cùng với dịch chứ không thể nói chúng ta ngăn chặn được nó và bài học kinh nghiệm là chỉ có biện pháp ngày càng cao hơn.

Định hướng được ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nêu ra tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy đêm 1/9 bàn giải pháp “nới lỏng” các hoạt động sau ngày 5/9 khi thành phố kết thúc thời hạn phong tỏa 20 ngày là xác định sống chung với dịch.

“Sống chung với dịch”

Ông Quảng cho biết, sau 16 ngày phong tỏa (tính đến tối 1/9), Đà Nẵng đạt được mục đích quan trọng là cắt đứt được nguồn lây trên phạm vi toàn thành phố, kiểm chế được sự gia tăng của các F0.

Tôi khẳng định đã cắt được chuỗi lây nhiễm mặc dù còn điểm này, điểm kia nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, trong một khu vực đang kiểm soát được. Đến thời điểm này cơ bản đã bóc F0 ra khỏi cộng đồng để không lây nhiễm sâu vào trong cộng đồng”, ông Quảng nói.

Bí thư Đà Nẵng: ‘Chúng ta phải theo tinh thần sống chung với dịch’ - 1

Đà Nẵng thực hiện phong tỏa toàn thành phố để phòng chống dịch.

Theo ông Quảng, nếu thành phố không có những biện pháp mạnh như thời gian qua thì với tốc độ lây lan, số lượng F0 trong cộng đồng tăng lên rất cao. Nếu chậm 1 tuần thì con số này sẽ là con số nhân. Đến nay ngành y tế vẫn đủ sức cách ly, điều trị F0. Số ca tử vong chỉ khoảng ở 0,06%, so với số liệu mặt bằng chung cả nước (2,4%) thì Đà Nẵng là rất thấp.

Để có được thành quả bước đầu, Bí thư Đà Nẵng cho rằng thành phố đã đánh giá đúng tình hình, quyết định được các biện pháp mạnh, đúng thời điểm, có được sự thống nhất cao về tổ chức thực hiện từ thành phố đến cấp cơ sở.

Ông Quảng đánh giá cao vai trò lực lượng tuyến đầu từ thành phố đến cơ sở. Hiệu quả đạt được do cơ sở, ban điều hành khu dân cư đã linh hoạt, chủ động cũng như sự vào cuộc quyết liệt của tất cả lực lượng, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Tới đây, chúng ta phải theo tinh thần sống chung với dịch. Đừng nghĩ là làm xong cuộc này (phong tỏa) thì sẽ không bao giờ phải làm cuộc như thế này nữa. Bài học kinh nghiệm là chỉ có biện pháp ngày càng cao hơn chứ không thể là biện pháp ngày càng thấp hơn được. Trạng thái của chúng ta là luôn luôn sống cùng với dịch, chứ không thể nói rằng chúng ta ngăn chặn được nó”, Bí thư Đà Nẵng đánh giá.

Phải chặn 5 nguồn lây nhiễm

Định hướng mục tiêu sau ngày 5/9, Bí thư Đà Nẵng nhấn mạnh: “Phải giữ được thành quả 20 ngày vì đã bỏ ra công sức, tiền bạc, thời gian rất lớn, nếu không tất cả sẽ trở thành vô nghĩa".

Quan điểm của Thành ủy Đà Nẵng là phải để người dân chủ động hơn, người dân phải tự giác hơn trong công tác phòng chống dịch. “Người dân phải tự chủ động hơn trong bảo vệ mình. Việc phân ra các vùng đỏ, vàng, xanh là để người dân tự bảo vệ chính mình”, ông Quảng nói.

Bí thư Đà Nẵng: ‘Chúng ta phải theo tinh thần sống chung với dịch’ - 2

Bí thư Đà Nẵng yêu cầu phải ngăn chặn được 5 nguồn lây nhiễm, trong đó có nguồn từ các kiệt, hẻm.

Theo ông Quảng, dịch bệnh vẫn còn 5 nguồn lây nhiễm, bao gồm: ca bệnh trong cộng đồng; nguy cơ lọt ra từ khu phong tỏa và các kiệt, hẻm (lọt người, lọt mầm bệnh từ không khí, chó mèo, rác…); nguy cơ từ số người sau cách ly 14 ngày; nguồn lây từ đầu mối đưa hàng hóa vào như chợ, cảng cá; lái xe về từ vùng dịch.

Bí thư Đà Nẵng cho biết, vừa qua thành phố đã quyết liệt việc test nhanh lái xe vào thành phố với khoản chi phí lớn nhưng đã phát hiện được 7 người mắc CVID-19 và nhấn mạnh: “Nếu cứ làm say sưa ở trong nhưng 7 người này lọt vào thì thành quả chúng ta không giữ được. Tôi đề nghị ngành y tế tham mưu ngăn chặn được 5 nguồn lây này. Nếu không thì luôn có khả năng dịch bùng lên bất cứ lúc nào”.

Liên quan các ý kiến khác nhau về tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động được mở lại (tăng từ 10 lên 30% hoặc giữ nguyên 10% như hiện nay), ông Quảng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiếp thu và rà soát các hoạt động. Đồng thời, ông Quảng thống nhất giao Ban chỉ đạo quyết định các hoạt động cụ thể và tỷ lệ người được tham gia các hoạt động.

Ông Quảng đề nghị bổ sung các hoạt động xác đáng, như: nông dân thu hoạch, người cắt cây xanh, thông cống để phục vụ phòng chống lụt bão…

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, với số người làm việc các cơ quan Nhà nước, cần duy trì tối đa 30% số cán bộ, riêng các doanh nghiệp thì duy trì tối đa 50%, những hoạt động ít giao dịch như kiểm toán, công chứng… thì giảm số người xuống càng tốt.

Người dân được đi chợ 5 ngày/lần

Việc cấp giấy đi đường và kiểm soát giấy đi đường, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu Sở TT-TT và Công an thành phố phối hợp thực hiện việc cấp mã QRCode trên giấy đi đường. Công an thành phố là đơn vị cấp phôi, xác định các biện pháp kiểm soát. Các sở, ngành chịu trách nhiệm duyệt danh sách.

Riêng các chốt kiểm soát thì giữ nguyên như hiện nay, tăng cường các chốt ở khu dân cư. Qua đó, các khu dân cư kiểm soát người qua chốt thông qua thiết bị quét mã QRCode. Nếu không có mã quét thì người dân buộc phải về nhà, đồng thời tăng cường tuần tra trên đường, phát hiện người vi phạm thì xử phạt.

Bí thư Đà Nẵng: ‘Chúng ta phải theo tinh thần sống chung với dịch’ - 3

Công an Đà Nẵng sẽ tăng cường tuần tra lưu động, xử phạt người vi phạm.

Ông Lê Trung Chinh cho rằng, các chốt công an cần chốt cứng nhưng không chặn lại để kiểm tra giấy mà chỉ kiểm tra xác suất để “không vô tình tạo ra điểm đông người không cần thiết”. Cần phải tăng cường đi kiểm tra, xử lý thì sẽ hiệu quả hơn.

Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng chỉ đạo cần giữ nguyên các ban điều hành như hiện nay. Các phường phân công lại chức năng ban điều hành khu dân cư ở vùng đỏ, vàng, xanh cho phù hợp với yêu cầu mới.

Vùng đỏ phải tiếp tục đóng chặt và không được phép đi chợ, vùng vàng thì phải kiểm soát được người ra ngoài đi làm.

Về việc cho người dân đi chợ, Bí thư Đà Nẵng cho rằng, cần cho người dân đi chợ ở mức độ nhất định vì “không thể cung ứng mãi được”. Theo ông, thời điểm này thành phố chưa cho mở lại chợ truyền thống, giữ nguyên mô hình các điểm bán hàng như hiện nay và cho tăng thêm mặt hàng.

Việc cấp thẻ đi chợ thì giao cho phường, xã và quy định cụ thể đơn vị nào cấp. Tôi đề nghị là cấp theo 5 ngày/lần và 1 hộ chỉ cho 1 người đi chợ. Phải giao trách nhiệm cho phường, việc cấp giấy không cấp đại trà mà cấp theo đợt. Muốn kiểm soát người dân đi ra đường thì phải kiểm soát việc cấp giấy cho người dân”, ông Quảng nói.

Ông Lê Trung Chinh cũng cho rằng cần phải “chậm lại” trong việc mở các chợ truyền thống và sau ngày 5/9 chưa mở chợ đầu mối, chưa mở cảng cá Thọ Quang. Ông Chinh cũng chỉ đạo nghiên cứu việc cho mở lại các công trình xây dựng và các quận, huyện quyết định.

XUÂN TIẾN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement