Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bị hạn chế bởi chiến lược 'zero-COVID' nhưng nhiều công ty nước ngoài vẫn không muốn rời Trung Quốc, vì sao?

Kinh tế thế giới

18/05/2022 07:50

Trung Quốc sẽ vẫn nắm giữ quân bài quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu bất việc phong tỏa COVID-19 có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp hay không trong thời gian tới.
news

Các công ty lẫn các nhà phân tích đã thảo luận về việc chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là khi mà chi phí lao động tăng cao và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng trở nên tồi tệ.

Khi mà đại dịch COVID-19 xảy ra, vấn đề này lại được đem ra  thảo luận. Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, nếu không phải là Trung Quốc thì nước nào ở Đông Nam Á sẽ là nơi thuận tiện nhất để chuyển các nhà máy đến. Một số ý kiến cho rằng, với việc xuất khẩu tăng vọt, Việt Nam là một dấu hiệu cho thấy có thể thay thế chuỗi cung ứng mà đang rời bỏ Trung Quốc.

Một số nhà máy có thể di dời khỏi Trung Quốc, nhưng việc đó không gây ảnh nhiều đến chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất màn hình cho điện thoại thông minh 5G tại một nhà máy vào ngày 13/5/2022 ở Ganzhou, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Nick Marro, lãnh đạo thương mại toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit, cho biết: “Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là vấn đề khá phức tạp. Mọi người luôn nói về nó và các cuộc thảo luận luôn xoay quanh vấn đề này, nhưng thường vào cuối các phiên họp, mọi người đều cảm thấy khó thực hiện”.

Giữa lúc các doanh nghiệp có những cuộc thảo luận về vấn đề này vào năm 2020 thì mọi mới "tá hỏa" bởi “Trung Quốc có thể tiếp tục mở cửa, trong khi Malaysia, Việt Nam thì hạn chế", ông Marro nói. 

“Thực sự, yếu tố quan trọng trong thời điểm hiện tại là Trung Quốc vẫn duy trì kiểm soát COVID-19 trong khi phần còn lại của thế giới thì đã mở cửa".

Chiến lược đóng cửa nhanh chóng của Trung Quốc được gọi là "zero-COVID" đã giúp nước này nhanh chóng trở lại với việc tăng trưởng vào năm 2020. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp kể từ đó đã bị thắt chặt hơn, đặc biệt là trong năm nay, khi Trung Quốc đối mặt với sự bùng COVID ở Thượng Hải và các khu vực khác của nước này.

Việt Nam là một trong những lựa chọn...

Theo số liệu, xuất khẩu ở Trung Quốc đã tăng 3,9% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước và đây là tốc độ chậm nhất kể từ mức tăng 0,18% vào tháng 6/2020, theo dữ liệu chính thức được truy cập qua Wind Information.

Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 30,4% trong tháng 4 so với một năm trước, sau khi tăng gần 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3, Wind cho biết.

Vishrut Rana, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Ratings, cho biết mức độ quan tâm đến lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam là “rất đáng kể”. “Việt Nam đã nổi lên như một điểm nút quan trọng của chuỗi cung ứng, nhất là đối với hàng điện tử tiêu dùng".

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 33,26 tỷ USD trong tháng 4, tương đương với 1/8 trong tổng số 273,62 tỷ USD xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc trong cùng tháng này, theo Wind.

“Từ đó có thể thấy rằng, việc rời khỏi lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc thực sự không đủ quan trọng để thay đổi vai trò của nước này trong chuỗi cung ứng tổng thể. Trung Quốc vẫn là trung tâm của mạng lưới cung ứng thiết bị điện tử ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APAC)".

...nhưng Trung Quốc vẫn là nước thu hút đầu tư nhiều nhất!

Trong 4 tháng đầu năm 2022, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 74,47 tỷ USD, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm tuần trước. Trong thời gian đó, đầu tư từ Đức tăng 80,4%, trong khi đó từ Mỹ tăng 53,2%.

Ngược lại, Việt Nam chứng kiến mức đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 56% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, dữ liệu của Wind cho thấy. Đầu tư trực tiếp từ Mỹ giảm 14%.

Một số nhà máy có thể di dời khỏi Trung Quốc, nhưng việc đó không gây ảnh nhiều đến chuỗi cung ứng - Ảnh 2.

Nhiều nhà máy ở khu vực Thượng Hải bị hạn chế hoặc không sản xuất trong nhiều tuần, xưởng của một công ty dệt ở tỉnh Giang Tô gần đó.

“Rất khó để thích nghi với quy mô và phạm vi chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc vào lúc này", Rana nói. Ngoài ra ông cho biết thêm, chỉ có một vài chuỗi cung ứng sản phẩm cụ thể như chất bán dẫn hoặc phụ tùng xe điện mới có thể chuyển sang Việt Nam, Malaysia hoặc các quốc gia khác.

Sự thống trị chuỗi cung ứng của Trung Quốc, được xây dựng trong nhiều năm, cũng đang hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới.

Một trong những mô hình mới này được nhiều người biết đến là Shein. Được hỗ trợ bởi các quỹ như Sequoia Capital China, công ty này đã kết hợp phân tích dữ liệu lớn và mạng lưới chuỗi cung ứng của mình ở Trung Quốc để trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử quốc tế trong lĩnh vực thời trang online giá rẻ.

“Lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc không chỉ dựa trên chi phí lao động”, James Liang, đối tác quản lý của Skyline Ventures cho biết.

Một số nhà máy có thể di dời khỏi Trung Quốc, nhưng việc đó không gây ảnh nhiều đến chuỗi cung ứng - Ảnh 3.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia (2018-2022)

Lợi thế của Trung Quốc là có các trung tâm chuỗi cung ứng, theo quan điểm của Liang, điều này mở đường cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bằng cách tích hợp tất cả các nhà cung cấp của họ vào một hệ thống kỹ thuật số.

Hơn 75% công ty không có ý định chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc

Các đợt phong tỏa mới nhất do COVID-19 cũng đã làm chậm khả năng vận chuyển hàng hóa trên khắp Trung Quốc, đồng thời khiến nhiều nhà máy ở khu vực Thượng Hải bị hạn chế hoặc không sản xuất trong nhiều tuần. Đó là do chính sách của Bắc Kinh có từ năm 2020, theo đó yêu cầu cách ly hai hoặc ba tuần đối với người nước ngoài khi đến Trung Quốc và có rất ít chuyến bay đến nước này.

 “Điều mà cuộc khảo sát của chúng tôi chỉ ra là sẽ có ít đầu tư vào Trung Quốc hơn và đầu tư nhiều hơn vào Đông Nam Á”, Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết trong một hội thảo.

Ông lưu ý rằng, việc các văn phòng điều hành đến Singapore hoặc các nước khác trong khu vực dễ dàng hơn nhiều so với đến Trung Quốc.

Theo kết quả của cuộc khảo sát về các biện pháp kiểm soát mới nhất của COVID của Trung Quốc, gần 1/4 trong số 372 người trả lời Phòng Thương mại EU vào cuối tháng 4 cho biết, họ đang xem xét chuyển các khoản đầu tư hiện tại hoặc kế hoạch sang các thị trường khác.

Tuy nhiên, có đến 77% cho biết họ không có kế hoạch như vậy. Một cuộc khảo sát đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho thấy xu hướng tương tự.

Các kết quả khảo sát đó chỉ ra rằng “các công ty không muốn rời bỏ thị trường, nhưng họ không biết phải làm gì”, Marro của EIU cho biết. “Ngay bây giờ, đó là một câu chuyện về sự do dự nhiều hơn".

Ông nói: “Các công ty nước ngoài sẽ không hài lòng về những chính sách "zero-COVID" này, nhưng cuối cùng thì không có nhiều công ty chọn phương án thay thế trong một thị trường kéo dài hàng thập kỷ chỉ vì một cú sốc tạm thời".

Ngay cả những công ty như Starbucks, đã tạm ngưng hoạt động do COVID-19 cũng cho biết họ vẫn kỳ vọng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của mình sẽ trở nên lớn mạnh hơn là tại Mỹ trong thời gian sắp tới.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc có thể bắt đầu nới lỏng chính sách "zero-COVID" sau một cuộc cải tổ chính trị vào mùa Thu năm nay.

Khi được hỏi vào hôm thứ Năm về kết quả khảo sát của Phòng EU, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ lưu ý tác động toàn cầu của đại dịch đối với chuỗi cung ứng. Bộ này cũng cho biết Trung Quốc sẽ cải thiện các dịch vụ đầu tư nước ngoài và tăng cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Stephen Olson, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation, cho biết: “Việc cấu hình lại chuỗi cung ứng không dễ dàng như bật và tắt một công tắc đèn".

“Tất nhiên, bàn cờ sẽ được thay đổi lại nếu việc phong tỏa cứ kéo dài vô thời hạn”, ông nói. “Trong trường hợp đó, các công ty sẽ có áp lực trong việc cân nhắc chuyển đổi mô hình cung ứng, tác động kinh tế và thương mại...".

(Tham khảo từ CNBC)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ