Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bẫy 'mua trước, trả sau' khiến người Indonesia rơi vào cảnh nợ nần

"Mua ngay bây giờ, thanh toán sau" - một khẩu hiệu khiến người dân Indonesia tò mò và không thể cưỡng lại được và đó cũng chính là điều mà khiến nhiều người dân ở quốc gia Đông Nam Á này rơi vào cảnh nợ nần.

Nợ nần do mua sắm dễ dàng...

Putri, sống ở Kuala Kapuas, Central Kalimantan, cách Jakarta khoảng 1.600 km, đã mơ ước sở hữu một mẫu xe mới hơn trong nhiều tháng nhưng không có đủ tiền mặt.

Và, vào đầu năm nay, cô sinh viên đại học 21 tuổi này vô tình thấy một dịch vụ "mua trước, trả sau" (BNPL) được cung cấp trên trang thanh toán của ứng dụng mua sắm trực tuyến yêu thích của mình.

Chưa đầy 24 giờ để kích hoạt phương thức thanh toán và ngay sau đó cô ấy đã sở hữu chiếc điện thoại có giá gần gấp 5 lần thu nhập hàng tháng.

Cái bẫy "mua trước, trả sau" khiến người Indonesia rơi vào cảnh nợ nần - Ảnh 1.

SPaylater của Shopee là một trong số các lựa chọn BNPL phổ biến nhất ở Indonesia.

Hơn bốn tháng sau, Putri vẫn đang phải vật lộn để trả số nợ, cùng với lãi suất ngày càng tăng.

“Tôi không cảm thấy vui khi sử dụng điện thoại mới của mình, thậm chí là còn thấy sợ hãi. Mỗi ngày, những người đòi nợ gọi cho tôi hơn 20 lần. Tôi cảm thấy như mình đang bị khủng bố, nhưng tôi không thể nói với bố mẹ mình. Tôi không muốn tạo gánh nặng cho họ”, Putri, một người không muốn cho biết tên thật của mình, nói với phóng viên.

BNPL là viết tắt của cụm từ "Buy now pay later", cho phép khách hàng trả góp hàng hóa với các mức lãi suất khác nhau và điều này đã thu hẹp khoảng cách giữ người tiêu dùng và các khoản cho vay đáng kể ở Indonesia. Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng ở nước này nổi tiếng là thấp, chỉ ở mức ít ỏi 6% vào năm 2021, với gần 65% trong tổng số 275 triệu dân Indonesia vẫn chưa sử dụng tài khoản ngân hàng.

Khi dân số của đất nước đang chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến trong những năm gần đây, các phương thức thanh toán kỹ thuật số như BNPL đã có sự gia tăng về mức độ sử dụng. Tỷ lệ sử dụng Internet di động của Indonesia, ở mức 68% vào năm 2021, hiện là một trong những mức cao nhất trong khu vực và dự kiến sẽ đạt 79% vào năm 2025.

Những người dùng điện thoại thông minh như Putri đã bị thu hút bởi BNPL, vì những lời quảng cáo như là "hiệu quả nhanh chóng" và "dễ dàng để mua được các mặt hàng" mà ngay khi họ không đủ khả năng chi trả.

“Tôi đã chụp ảnh chứng minh nhân dân của mình và tải lên Shopee để kích hoạt SPaylater của mình. Nó rất đơn giản. Sau khi nó được xác minh, tôi có thể sử dụng tín dụng để thanh toán trên nền tảng này”, Putri nói khi đề cập đến dịch vụ BNPL do nền tảng thương mại điện tử Shopee cung cấp.

...và rào cản tín dụng

Người đăng ký thẻ tín dụng ở Indonesia thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng về thu nhập hàng tháng cùng với điểm tín dụng tốt.

Shopee có trụ sở tại Singapore, nơi Putri thường xuyên mua sắm, là một trong những nền tảng thương mại điện tử được có lượt sử dụng nhiều nhất ở Indonesia. Nền tảng này chỉ đứng thứ hai sau Tokopedia ở nước này vào năm ngoái, đạt 126 triệu lượt truy cập hàng tháng trong quý 3 năm 2021.

Dịch vụ BNPL trong ứng dụng của Shopee SPaylater là một trong những lựa chọn phổ biến nhất trong nước, được xếp hạng là danh mục truy vấn liên quan đến thanh toán trả chậm được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong giai đoạn 2018-2021, theo Báo cáo hệ sinh thái Indonesia Paylater của DSInnovate năm 2021. Dịch vụ này cung cấp lãi suất cố định 2,95%, với thời gian cho vay là một, hai, ba và sáu tháng.

Mặc dù không có dữ liệu công khai nào về tình hình kinh tế xã hội của người dùng SPaylater, nhưng việc xây dựng thương hiệu của dịch vụ này chắc chắn nhắm vào những người Indonesia có thu nhập trung bình và thấp.

Vào tháng 2, Shopee Indonesia đã phát hành một loạt quảng cáo do Nassar Sungkar, còn được gọi là King Nassar, một siêu sao trong thể loại nhạc dân gian dangdut,người đặc biệt được người có thu nhập thấp hâm mộ thể hiện.

Trong một quảng cáo, người ta thấy một người phụ nữ đứng trước quầy bán đồ ăn do gia đình tự quản, nhìn vào điện thoại với vẻ mặt lo lắng. “Tôi muốn mua sắm, nhưng tôi không có đủ tiền”, cô nói.

Một tích tắc sau, Sungkar, mặc một chiếc áo choàng sáng màu, giống như siêu anh hùng, xuất hiện, trước khi bắt đầu hát và nhảy, anh ta nói câu khẩu hiểu: “Hãy sử dụng SPaylater. Mua ngay, trả sau!”.

Shopee từ chối trả lời khi được Al Jazeera liên hệ.

Cái bẫy "mua trước, trả sau" khiến người Indonesia rơi vào cảnh nợ nần - Ảnh 2.

Shopee đã sử dụng ca sĩ dân ca Nassar Sungkar, hoặc King Nassar, để quảng cáo dịch vụ BNPL của mình.

Maisaroh, một người dùng Spaylater, nói với Al Jazeera: “Tôi đã xem quảng cáo này hầu như mỗi ngày trên truyền hình. Đứa con 16 tháng tuổi của tôi thích nó đến nỗi nó bắt chước điệu nhảy bất cứ khi nào TV được bật”.

Giống như Putri, Maisaroh, sống ở Subang, Tây Java, đang ngập sâu trong nợ BNPL.

“Tôi đã sử dụng ứng dụng Shopee rất thường xuyên. Chúng tôi ở xa thành phố nên việc mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm nhiều thời gian đi lại. Tôi thậm chí không cần phải đi ra ngoài để mua sắm, các sản phẩm sẽ được giao đến tận nhà của tôi”, Maisaroh, 30 tuổi, cho biết.

Với hy vọng kiếm thêm tiền, Maisaroh sau đó bắt đầu sử dụng BNPL để mua hàng hóa và bán lại cho hàng xóm của mình.

“Ban đầu, mọi thứ diễn ra tốt đẹp, và tôi thậm chí có thể kiếm được một chút lợi nhuận. Sau đó, một thành viên trong gia đình bị ốm, và tôi buộc phải dùng số tiền trả nợ hàng tháng của chúng tôi để trả tiền chữa bệnh”, cô nói. 

Khi mức lương hàng tháng khoảng 200 USD của chồng cô không đủ để giữ cho gia đình ổn định và đáp ứng các khoản trả nợ BNPL, Maisaroh đã mua thêm các mặt hàng để bán lại với hy vọng kiếm đủ tiền để trả nợ, nhưng lại không ngờ việc này chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

“Chúng tôi thậm chí không thể kiếm đủ tiền. Chúng tôi không biết nên làm gì để có thể trả hết khoản nợ đó. Sau đó, chúng tôi tải xuống nhiều ứng dụng cho vay để cố gắng vay thêm tiền, mong có thể kéo dài thêm chút thời gian để kiếm tiền trả nợ. Nhưng đã gần sáu tháng kể từ khi mọi thứ bắt đầu, và bây giờ tôi đang nợ hơn 30 triệu rupiah Indonesia (2.024 USD)", Maisaroh nói.

Trong khi Indonesia đang mở rộng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính, nhưng phần lớn dân số vẫn có trình độ hiểu biết tài chính thấp. 

Một cuộc khảo sát năm 2019 của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia cho thấy nước này đạt 38,03% về chỉ số hiểu biết tài chính và 76,19% về chỉ số hòa nhập tài chính, cho thấy một khoảng cách đáng lo ngại trong hiểu biết của công chúng về các dịch vụ tài chính cung cấp cho họ.

Ligwina Hananto, người sáng lập và Giám đốc điều hành của QM Financials, chuyên cung cấp các chương trình hiểu biết về tài chính trên toàn khu vực, cho biết việc thiếu kiến thức đang khiến mọi người gặp rủi ro.

Hananto nói với Al Jazeera: “Khi không đi kèm với giáo dục tài chính phù hợp, sự bao hàm về tài chính có thể dẫn đến những rắc rối bao gồm những kẻ lừa đảo. Sự thiếu hiểu biết về tài chính của người Indonesia, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, có thể khiến nhiều người rơi vào tình thế khốn đốn vì nợ nần. Đặc biệt là khi cho vay tín chấp với lãi suất cao”.

“Giờ đây, mọi người có thể nhận các khoản vay từ các ứng dụng fintech khác nhau. Nếu không hiểu những rủi ro và hậu quả thực tế, thì việc mắc nợ có thể nhanh chóng trở thành một văn hóa xấu của Indonesia”, Hananto nói thêm.

Cái bẫy "mua trước, trả sau" khiến người Indonesia rơi vào cảnh nợ nần - Ảnh 3.

Ligwina Hananto, người sáng lập và Giám đốc điều hành của QM Financials, tin rằng việc thiếu hiểu biết về tài chính đang khiến người Indonesia gặp rủi ro.

Sekar Putih Djarot, người phát ngôn của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia, cho biết mặc dù khoảng cách về trình độ hiểu biết tài chính kém là một vấn đề, nhưng nợ ở nước này vẫn trong tầm kiểm soát.

“Hồ sơ rủi ro của các tổ chức dịch vụ tài chính trong tháng 4/2022 vẫn được duy trì tương đối tốt, với tỷ lệ tổng nợ xấu của các ngân hàng được ghi nhận là 3% và tổng tài chính không hoạt động của các công ty tài chính là 2,7%”, Djarot nói Al Jazeera.

“Nói như vậy để mọi người hiểu rằng BNPL là một dạng nợ nên họ phải đo lường được khả năng tài chính của mình trước khi quyết định sử dụng”.

Khi được hỏi liệu cơ cấu lại khoản vay hoặc hỗ trợ khác có sẵn sàng cho những người đi vay mắc nợ nhiều hay không, Djarot cho biết: “Họ có thể liên hệ với những người cho vay trước và nếu có tranh chấp trong quá trình này, họ có thể báo cáo cho chúng tôi và chúng tôi có thể tạo điều kiện hòa giải”.

Đối với những người đi vay đang gặp khó khăn như Maisaroh, khó có thể thấy được nhiều hy vọng. “Tôi thường có ý định tự tử. Họ có nhiều kiến thức và hiểu biết hơn chúng tôi, hãy nói cho tôi biết, điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi nếu chúng tôi không tìm được cách thanh toán?” cô nói.

(Nguồn: AL JAZEERA)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement