Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bảy bí quyết xây dựng edtech startup vững mạnh

Startup

15/06/2017 06:04

Theo giới chuyên môn, edtech startup - sản phẩm giáo dục dựa trên ứng dụng công nghệ - vốn không khó để tạo ra và vận hành.

Nhưng trên thực tế thì mặc cho nhu cầu học tập và rèn luyện trực tuyến đang trở thành xu hướng, vẫn rất ít người thành công trong lĩnh vực này.

Phiên bản beta của ứng dụng GyanLab đã trải qua mọi cảm xúc đắng cay, ngọt bùi, có lúc trụ vững, có khi gần như thất bại hoàn toàn, đến nay, đã “sống” được và đạt được những thành công mà nhà sáng lập ước mơ.

Đây là một ứng dụng đã trải qua từ hình thức B2B sử dụng trong phòng lab cho đến B2C trong chương trình học offline, từ quy mô sử dụng cho cuộc thi quốc gia cho đến nền tảng cá nhân sử dụng công nghệ trong học tập.

Trên trangTech in AsiaPriyadeep Sinha – CEO của GyanLab đã có bài viết kinh nghiệm xây dựng nền tảng ứng dụng và phát triển chúng cho đến khi có thể ra mắt. “Tôi chắc rằng những thông tin này sẽ có ích cho những nhà sáng lậpedtech startup”, CEO GyanLab bắt đầu bài viết chia sẻ kinh nghiệm. Và đây là 7 bí quyết thành công của Priyadeep Sinha:

Ảnh minh họa

1. Chuẩn bị một mô hình kinh doanh bền vững

Một mô hình kinh doanh bền vững là chìa khóa thành công của edtech. Hầu hết các edtech startup thất bại do không đủ tiền bạc và thời gian để phát triển hay duy trì sản phẩm/dịch vụ của họ.

Ngay từ khi ra mắt sản phẩm, những nhà sáng lập nên chú ý xây dựng mô hình kinh doanh đúng đắn. Bạn thường xuyên điều chỉnh, tinh chỉnh, chạy nhiều mô hình kinh doanh cùng lúc nhằm mục đích tìm được mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

Một sự ra mắt hoành tráng sẽ giúp startup của bạn trông “ngầu” nhưng hiệu quả cuối cùng mới khiến startup trở nên "quyến rũ".

2. Hãy thu tiền khách hàng

Không có bất cứ thứ gì trên thế giới này miễn phí. Vậy tại sao khách hàng của bạn có thể sử dụng sản phẩm của bạn miễn phí? Có phải bạn sợ là bạn đã tạo ra một sản phẩm kém? Hay bạn nghĩ rằng bởi vì bạn cho ai đó sử dụng sản phẩm miễn phí, họ sẽ trung thành với bạn?

Không ai đánh giá cao một sản phẩm edtech startup miễn phí. Trong giáo dục, miễn phí nghĩa là thấp kém. Vì vậy, bạn đừng ngại thu phí khách hàng ngay từ đầu. Nó là sự xác lập rõ ràng khách hàng của bạn là ai - những người sẽ sẵn sàng trả tiền để sử dụng dịch vụ của bạn. Và đó là một lực kéo thực sự để bạn xây dựng, duy trì startup.

3. Giá không quá cao cũng đừng quá thấp

Giá cả là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ edtech nào. Đừng định giá quá thấp. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng, có được một số ít khách hàng trả tiền cao sẽ tốt hơn có quá nhiều khách hàng chỉ chịu chi trả số tiền quá ít. Chúng tôi cũng từng mong muốn đưa ra một giá thấp cho sản phẩm edtech của chúng tôi nhưng lời khuyên dành cho bạn là đừng dính vào cái bẫy đó.

Tuy nhiên, cũng đừng đưa ra mức giá quá cao. Vì đó là cách nhanh nhất để đánh mất khách hàng.

Bạn cần tìm được mức giá thích hợp, dựa trên: đánh giá trải nghiệm của khách hàng, so với sản phẩm đang thành công trên thị trường và những sản phẩm tương tự trong ngành.

4. Xây dựng mối quan hệ khách hàng

Hãy lắng nghe khách hàng, vì những sản phẩm bạn tạo nên là dành cho họ và hãy xem họ phản hồi gì về những sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Người dùng cần cảm thấy họ quan trọng đối với bạn và tin rằng bạn đang hết sức nỗ lực trong việc phục vụ họ. Người dùng có toàn quyền mang đến thành công, hay thất bại cho bạn.

Nếu phục vụ khách hàng tốt, startup của bạn sẽ có nhiều cơ hội sống sót, phát triển sản phẩm, định giá đúng, đổi mới để phục vụ tốt hơn. Và quan trọng là khi đã có thành công nhất định, bạn vẫn phải luôn khiêm tốn và tiếp tục lắng nghe khách hàng.

5. Giữ người quan trọng gần bạn

Tìm ra người có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với việc bán sản phẩm của bạn. Đó có thể là những người ở trường học, chuyên gia tư vấn hay là phụ huynh.

Họ sẽ là cầu nối chuyển tầm nhìn, ý tưởng, lợi ích sản phẩm edtech của bạn đến người dùng thực sự. Tuy nhiên, họ sẽ không vui khi thực hiện những việc làm có lợi cho bạn một cách miễn phí. Vì thế, hãy dành cho họ một số lợi ích, hoa hồng nhất định, như cách bạn đang thực hiện giao dịch thương mại.Những người có tầm ảnh hưởng quan trọng có thể bán hàng tốt hơn bạn làm rất nhiều.

6. Nhận thức thói quen, tập quán và xu hướng toàn cầu

Để chạy thành công bất cứ dự án startup nào, bạn cần phải hiểu biết về thị trường, thói quen tiêu dùng, và đặc biệt cần quan tâm đến xu hướng toàn cầu, về những thứ đã từng diễn ra ở đâu đó để rút kinh nghiệm, tinh chỉnh và áp dụng cho công việc của mình.

7. Sản phẩm của bạn không nhằm thay thế các giáo sư

Hầu hết các edtech startup nuôi ước mơ sản phẩm của mình có thể thay thế các giáo viên, gia sư, những nhà giáo dục. Tuy nhiên, đó là việc làm sẽ không mang đến kết quả. Thay vào đó, hãy định hướng sản phẩm edtech của mình sẽ bổ sung cho giáo viên để cải thiện chất lượng giáo dục.

TĂNG KHÁNH (Doanh nhân SG)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement