Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ 'cộng sinh'

Doanh nghiệp

09/06/2023 21:00

Nhằm kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), chiều 9/6, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức diễn đàn "Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững 2023" với sự tham gia của hơn 200 đại biểu là đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia…

Theo PGS-TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, thời gian qua, bên cạnh những thông tin tích cực, đâu đó vẫn còn một số thông tin gây bất lợi, thậm chí làm tổn hại tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. 

Nguyên nhân căn bản là do nhiều doanh nghiệp chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, trong khi một vài nhà báo lợi dụng vai trò giám sát, phản biện xã hội để đưa tin chưa chính xác, hoặc lợi dụng sai phạm của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích riêng.

Vì vậy, diễn đàn tạo cơ hội cho các cơ quan báo chí, các nhà báo, doanh nghiệp thảo luận, phân tích làm rõ thực trạng và vấn đề đặt ra là làm thế nào nào để doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, và báo chí cần làm gì để minh bạch hơn trong việc xử lý thông tin nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông.

Báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ 'cộng sinh' - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp và chuyên gia chia sẻ tại diễn đàn Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững 2023.

Chia sẻ một góc nhìn về quan hệ báo chí và doanh nghiệp, ông Phạm Sông Thu, tác giả sách Truyền thông theo phong cách Win -Win & Cuộc chiến thương hiệu: "Sáng tạo hay chịu chết", cho rằng, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp có thể được xem như mối quan hệ đối tác tương hỗ trên tinh thần win-win, tức là cả hai bên cùng thắng xuyên suốt trong quá trình "đồng hành – hợp tác – phát triển".

Báo chí và doanh nghiệp có thể hỗ trợ lẫn nhau để cùng hướng đến các mục tiêu phục vụ bạn đọc, phục vụ khách hàng, phục vụ cộng đồng… Báo chí có thể đề xuất các ý tưởng và chủ đề cho doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp có thể cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời cho báo chí. Điều này giúp cả hai bên đồng hành hỗ trợ cùng mang những thông tin bổ ích, chất lượng và đa dạng đến cho bạn đọc, khách hàng, cộng đồng.

Quan hệ win-win giữa báo chí và doanh nghiệp cần có sự "đối thoại – cầu thị - tương tác" hai chiều. Báo chí chia sẻ thông tin tin cậy kịp thời, lắng nghe ý kiến đa chiều; doanh nghiệp cần tương tác, chia sẻ kịp thời với báo chí, tất cả trên tinh thần cầu thị xây dựng cùng phát triển.

Còn theo Luật sư Lê Ngô Trung, Đoàn luật sư TP.HCM, sau mỗi cuộc khủng hoảng về thị trường, truyền thông … thì doanh nghiệp gánh chịu không ít những thiệt hại về tài chính cũng như hao tốn thời gian. 

Do đó, thay vì chúng ta đề ra các biện pháp ứng phó, xử lý hậu quả từ những khủng hoảng trong tình thế bị động thì doanh nghiệp cần chủ động cập nhật, cung cấp thông tin để vừa tự bảo vệ và xây dựng hình ảnh của chính mình, vừa phòng ngừa những rủi ro không mong muốn và góp phần làm minh bạch thị trường.

Luật sư Trung cho biết, sự minh bạch thông tin ở đây chính là thái độ hợp tác tích cực, cởi mở về thông tin giữa doanh nghiệp và báo chí, ngay cả trong trường hợp thông tin bất lợi đối với doanh nghiệp. 

Từ đây sẽ tạo ra kênh đối thoại thẳng thắn, trực diện, giúp doanh nghiệp tránh khỏi các thông tin đồn đại, thiếu chính xác, hoặc ít nhất có thể tạo ra các cơ hội giải quyết khủng hoảng truyền thông một cách tích cực. Sự minh bạch chính là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa báo chí và doanh nghiệp.

Có thể nói, trong sự phát triển ổn định của cộng đồng doanh nghiệp, có sự góp sức không nhỏ của báo chí.

Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Công ty Luật Legal United Law, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Sài Gòn

Để làm được điều này, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan truyền thông là hết sức cần thiết, và là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Doanh nghiệp cần nơi chia sẻ, cung cấp thông tin hữu ích đến với thị trường, xây dựng thương hiệu, trong khi báo chí cần thông tin trung thực để truyền tải đến công chúng. 

Qua đó, cơ quan báo chí tự xây dựng uy tín, hình ảnh để trở thành nguồn tham khảo, kênh thông tin chính xác, đáng tin cậy không chỉ đối với bạn đọc mà là đối với thị trường và xã hội để các bên cùng hướng đến sự phát triển bền vững.

Cùng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Công ty Luật Legal United Law, kiêm Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Sài Gòn cho biết, chúng ta không nên chỉ tìm hay tiếp cận với báo chí khi đã "xảy ra việc" hay thấy cần thì mới tìm đến mà nên thường xuyên chủ động tiếp cận, tương tác với báo chí, kể cả khi chưa xảy ra "khủng hoảng truyền thông". 

Vì mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp là mối quan hệ "cộng sinh" và không cần né tránh, nghĩa là cùng song hành cùng gắn kết, cùng tồn tại, cùng phát triển, thậm chí cùng tàn lụi.

Thực tế, các nguồn chi trả của doanh nghiệp cho hoạt động quảng cáo, quảng bá, giới thiệu thông tin, sản phẩm... là nguồn thu nhập chính của rất nhiều tờ báo hiện nay. 

"Thương hiệu luôn được xem như nguồn tài sản vô hình to lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào và nếu gắn với những vai trò quan trọng của báo chí, tôi có thể khẳng định: Báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nhân trên thương trường và trong xã hội", ông Tùng nói. 

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement