14/03/2022 15:02
Bán khống là gì? Mục đích sử dụng bán khống là gì?
Bán khống (Short sale) là gì trong đầu tư chứng khoán?
1. Bán khống là gì? Short sale là gì?
Bán khống thực chất là hoạt động bán chứng khoán mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch, là hình thức nhà đầu tư vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, khi giá xuống thấp thì nhà đầu tư mua lại để trả lại cho bên cho vay.
Khi bán khống, chứng khoán thường được bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán giảm và mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi nhuận chênh lệch.
Một người bán khống được yêu cầu phải mở tài khoản ký quỹ với nhà môi giới và ký một hợp đồng trong đó nêu rõ rằng anh ta sẽ duy trì một khoản ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu để làm thế chấp.
2. Các bước bán khống
Bán khống bao gồm các bước sau:
- Người bán khống thực hiện bán khống chứng khoán.
- Trong tương lai, người bán khống mua lại đúng số lượng chứng khoán đã bán. Như vậy là kết thúc (đóng) vị thế.
Đối với Hợp đồng Tương lai Chỉ số VN30F, nhà đầu tư nắm giữ vị thế Short có 2 cách để kết thúc vị thế: 1 là để vị thế tự đáo hạn, 2 là mở vị thế mua đối ứng.
3. Mục đích sử dụng bán khống là gì?
Bán khống được sử dụng để thiết lập một vị thế bán đối với 1 chứng khoán được coi là vượt quá giá trị, khi đó người bán khống tin rằng chứng khoán này có thể được mua lại với giá rẻ hơn trong tương lai.
Bán khống hỗ trợ chiến lược đầu tư mua bán, trong đó danh mục được phân chia giữa các vị thế mua và vị thế bán với mục đích thu được lợi nhuận.
Bán khống hỗ trợ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt đối với các hợp đồng tương lai phái sinh, bằng cách mở thêm vị thế đối ứng của nhà đầu tư đã sở hữu vị thế tương ứng bên chứng khoán khác để bù đắp rủi ro thị trường.
Bán khống hỗ trợ việc đưa một chứng khoán mới ra thị trường sau khi các thủ tục pháp lý đã được chấp thuận hoặc theo quy luật bình ổn giá thị trường.
Như vậy, người bán khống (hay còn gọi là giữ vị thế đoản, short position) sẽ kỳ vọng giá tài sản sụt giảm, trái người với người giữ vị thế trường (long position) kỳ vọng giá tài sản tăng, để có thể thu lợi nhuận từ thương vụ.
Cơ quan quản lý ở một số thị trường (chẳng hạn như Việt Nam) vẫn không cho phép bán khống, hoặc bán khống với tỷ lệ rất nhỏ. Ở các thị trường phát triển, việc bán khống đôi khi cũng bị cấm trong một số giai đoạn mà chính quyền cần sự ổn định trên thị trường.
Có hai loại nghiệp vụ bán khống phổ biến là Naked short sale và Covered short sale.
(Nguồn: Tổng hợp)
Advertisement
Advertisement