Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bài học từ 'cái chết' của 9 startup lớn

Startup

18/06/2017 05:35

Mỗi ngày, rất nhiều startup ra đời, nhưng con số startup thất bại cũng không ít hơn, và một vài trong số đó để lại những bài học, kinh nghiệm bổ ích.

9 startup sau đây có quy mô khác nhau nhưng đều đã có những thành tựu lớn như giành được những giải thưởng, dẫn đầu thị trường đang theo đuổi để nâng mức tài trợ lên đến 7 con số. Do đó sự thất bại của họ càng mang nhiều giá trị.

1. Rdio

- Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ âm nhạc trực tuyến với 35 triệu bài hát

- Năm đóng cửa: 2015

Cựu trưởng nhóm thiết kế của Rdio Wilson Milner chia sẻ: “Tôi cho rằng sai lầm của Rdio là đã cố gắng trở nên bền vững quá sớm. Đó là một sai lầm rất cổ điển của một startup khi quá chú tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận và xây dựng một doanh nghiệp bền vững trước khi nó thực sự phát triển đến giai đoạn này”.

Theo Milner, đây là một cái bẫy trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh riêng, bởi dư địa thị trường dành cho các doanh nghiệp còn quá ít. Cho dù bạn nỗ lực như thế nào, thị phần của bạn cũng sẽ bị chia sẻ bởi các đối thủ.

2. Paraplou

- Lĩnh vực kinh doanh: Trang web thương mại điện tử (TMĐT) thời trang Indonesia

- Năm đóng cửa: 2015

Theo một tuyên bố đăng tải bởi chính Paraplou, nguyên nhân đóng cửa là vì thị trường thời trang cao cấp vẫn còn quá non trẻ và tình hình tài chính thế giới không chắc chắn, trong khi đó môi trường vốn tài trợ bị thắt chặt.

Ảnh minh họa

3. Sidecar

- Lĩnh vực kinh doanh: Mô hình gọi xe như Uber

- Năm đóng cửa: 2016

CEO Sunil Paul của Sidecar viết trong blog: “Chúng tôi không thể cạnh tranh với Uber – một công ty gọi vốn nhiều nhất trong lịch sử và quá nổi tiếng trong việc chống cạnh tranh. Mong muốn của Sidecar là trở thành một Uber mới mẻ hơn nhưng đã không thể thành công. Chúng tôi đã thất bại trên hầu hết mọi mặt trận bởi vì Uber sẵn sàng giành chiến thắng bằng mọi giá và thực tế họ không gặp bất cứ khó khăn nào để làm việc đó”.

4. Novelsys

- Lĩnh vực kinh doanh: Tiện ích sạc điện thoại, đã giành được giải thưởng tại một cuộc thi startup

- Năm đóng cửa: 2016

Đồng sáng lập Kenneth Lou chia sẻ trênTech in Asia: “Chúng tôi thất bại khi mở rộng công ty vào lĩnh vực bán lẻ phần cứng quá cạnh tranh, đang được thống trị bởi Razer, Fitbit, hay Occulus. Chúng tôi thất bại khi tìm kiếm sản phẩm thực sự phù hợp với thị trường”.

Từ đó, nhà đồng sáng lập cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình: tập trung vào các vấn đề thực sự của người dùng, nghiên cứu và hiểu thị trường trước mỗi giai đoạn phát triển.

5. Zen99

- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ cung cấp người lao động theo nhu cầu (kiểu Uber)

- Năm đóng cửa: 2015

CEO và cũng là đồng sáng lập Tristan Zier cho biết Zen99 đã cung cấp quá nhiều sản phẩm, nhiều lĩnh vực một cách thiếu tập trung, vì thế không mang lại trải nghiệm tuyệt vời nào cho bất cứ ai. Việc cố gắng phục vụ một lượng khách hàng quá nhỏ khiến các hoạt động của công ty trở nên quá vụn vặt.

CEO của Zen 99 cũng tiết lộ một đối tác của họ đang cung cấp một sản phẩm cạnh tranh, giống hệt ý tưởng của Zen 99. Do đó, hãy cẩn trọng trong việc chọn đối tác cũng là lời khuyên từ CEO Tristan Zier.

6. Abraresto

- Lĩnh vực kinh doanh: Nền tảng liên quan đến thực phẩm lớn thứ 2 tại Indonesia

- Năm đóng cửa: 2015

“Chúng tôi nhận ra chúng tôi cần làm tốt hơn trước khi gọi vốn ở vòng series A một cách đầy đủ và tìm cách thu hút sự quan tâm của những người muốn mang quỹ đầu tư của gia đình cho một startup công nghệ”, CEO Ankur Mehrotra cho biết.

Theo thông cáo báo chí cuối cùng của Công ty, Abraresto đóng cửa vì có quá nhiều quỹ gia đình đầu tư vào tháng 5 nhưng đã bị thu hồi vào giữa tháng 8. Sau đó, Abraresto không thành công trong việc tiếp cận những quỹ đầu tư khác và buộc phải đóng cửa.

7. Alikolo

- Lĩnh vực kinh doanh: Marketplace TMĐT tại Indonesia

- Năm đóng cửa: 2015

Nhà sáng lập Danny Taniwan nói vớiTech in Asia: “Tôi đã làm sai mọi thứ. Tôi không nên cố gắng xây dựng công ty một mình, không có bạn đồng hành (co-founder). Tôi nên làm các nghiên cứu kỹ hơn, bắt đầu với những điều nhỏ hơn. Và lẽ ra tôi không bao giờ để cho các nhà đầu tư trở thành cổ đông lớn”.

8. Valadoo

- Lĩnh vực kinh doanh: Marketplace về du lịch trực tuyến tại Indonesia

- Năm đóng cửa: 2015

Theo đồng sáng lập Jaka Wiradisuria, những nhà sáng lập chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng mà không chú ý đến việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững. “Và quá muộn màng khi chúng tôi nhận ra điều này”, Jaka Wiradisuria nói vớiTech in Asia, “Nhìn lại, thất của chúng tôi là kết quả của hàng loạt các sai sót từ nhiều năm trước.

Có lẽ tôi đã quá ngây thơ và thiếu bản lĩnh để đưa ra những quyết định thông minh. Bây giờ tôi có thể nhìn thấy rất nhiều việc cần làm, nên làm, có thể làm… cho chính tôi và mô hình kinh doanh của mình”.

9. Qbotix

- Lĩnh vực kinh doanh: Robot

- Năm đóng cửa: 2015

CEO Mike Miskovsky cho biết Qbotix đã "chết" với một lý do rất cơ bản mà nhiều startup mắc phải: “Đáng buồn thay, dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng chúng tôi đã đóng cửa chỉ bởi vì chúng tôi không còn thời gian và tiền bạc để tiếp tục”.

TĂNG KHÁNH (Doanh nhân SG)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement