09/02/2023 15:23
Áp lực các nhà máy của Trung Quốc tăng lên khi nhu cầu của Mỹ giảm
Một số nhà máy ở Trung Quốc hiện nay không thể hoạt động hết công suất không dỡ bỏ chính sách "Zero-COVID".
Giám đốc điều hành Jay Foreman cho biết khoảng 20 nhà máy sản xuất đồ chơi Basic Fun của Mỹ ở Trung Quốc vẫn chưa yêu cầu công nhân quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đó là do số lượng lớn hàng tồn kho trong nửa đầu năm ngoái, không bán được vì giá tiêu dùng ở Mỹ tăng trong mùa hè và sang mùa thu, ông nói. Trong đó bao gồm các sản phẩm của Basic Fun là Care Bears và Tonka Trucks.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán chính thức ở Trung Quốc kết thúc vào ngày 27/1, nhưng thời gian du lịch kéo dài đến ngày 15/2. Lễ hội thường là thời điểm duy nhất mỗi năm mà những người lao động nhập cư, hơn 170 triệu người ở Trung Quốc có thể về thăm quê hương của họ.
Foreman nói: "Các nhà máy mà tôi nói chuyện qua đều nói rằng họ sẽ có ít người làm việc hơn trong năm nay so với năm ngoái". Ông hy vọng nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ tăng vào cuối năm nay.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc được truy cập thông qua Wind Information, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong danh mục đồ chơi, trò chơi và thể thao chiếm khoảng 6% tổng xuất khẩu sang nước này. Dữ liệu cho thấy danh mục đồ chơi xuất khẩu sang Mỹ đã giảm nhẹ vào năm 2022.
Johan Annell, đối tác tại Asia Perspective, một công ty tư vấn làm việc chủ yếu với Northern, cho biết: "Bất cứ sản phẩm nào trong ngành bán lẻ, đều bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nguyên do gây ra bởi hai yếu tố là số lượng hàng tồn kho cao và nhu cầu giảm khá nhiều đối với thị trường xuất khẩu". Đây là tình hình chung đối với các công ty châu Âu hoạt động ở Đông Á và Đông Nam Á.
Ông cho biết hàng điện tử tiêu dùng cũng gặp tình trạng tương tự.
″Đối với các ngành công nghiệp khác, tình hình tốt hơn nhiều. Một số đang phải vật lộn để kịp tiến độ các đơn đặt hàng mới và thúc đẩy các đơn cũ vào năm ngoái", ông nói.
Trung Quốc đột ngột chấm dứt chính sách zero-Covid vào tháng 12. Nhưng các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh đã được thắt chặt trong hầu hết năm 2022, bao gồm cả việc phong tỏa Thượng Hải trong khoảng hai tháng vào mùa xuân.
Nhu cầu của Mỹ chậm lại
Doanh số bán lẻ tại Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia, đã chậm lại trong vài tháng qua. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hầu như không tăng vào năm 2022 và nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ còn chậm lại vào năm 2023.
Đó là hệ quả của các vấn đề thuế quan và căng thẳng song phương, đã leo thang trong vài năm qua.
"Chúng tôi kỳ vọng chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, nhưng áp lực là rất lớn", Ryan Zhao, giám đốc của Jiangsu Green Willow Textile, nói bằng tiếng Quan thoại, được CNBC dịch lại.
"Những gì tôi nghe nói về thị trường là năm 2023 sẽ rất khó khăn. Nhu cầu của Mỹ đang giảm. Chiến tranh Nga-Ukraina vẫn chưa kết thúc".
Một số đơn đặt hàng của khách hàng Hoa Kỳ đã không còn nữa.
Ông Zhao cho biết công ty của ông đang làm việc với một thương hiệu dệt may và chăn ga gối đệm cao cấp ở New York đã nộp đơn xin phá sản vào năm ngoái. Ông cho biết để tồn tại trong thị trường đang "thu hẹp", công ty đang chuyển hướng sang các sản phẩm giá rẻ phổ biến với người tiêu dùng trẻ tuổi.
Điều đó có nghĩa là để tăng doanh thu, ông Zhao phải bán nhiều mặt hàng hơn trước và ông dự định trong vài tháng tới sẽ thuê thêm 10 công nhân địa phương cho nhà máy 30 người của mình ở Trung Quốc.
Khi được CNBC hỏi vào tháng 1, cơ quan hải quan Trung Quốc thừa nhận áp lực đối với xuất khẩu của Trung Quốc do nhu cầu bên ngoài chậm lại và lưu ý nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng.
Dữ liệu thương mại cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đang tăng lên ở các thị trường khác, chẳng hạn như Đông Nam Á.
Theo Qingtuanshe, một nền tảng tìm kiếm việc làm trong ứng dụng di động Alipay, kể từ khi làn sóng Covid của Trung Quốc kết thúc, các nhà tuyển dụng đã tăng tỷ lệ các vị trí bán thời gian và các nhà sản xuất đang tăng cường trả lương cho công nhân hàng tuần, thay vì mỗi tháng một lần.
Mặc dù không có thay đổi rõ ràng về tiền lương kể từ khi mở cửa trở lại, Qingtuanshe lưu ý rằng mức lương cho các công việc trong nhà máy đã giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch.
Kỹ năng không phù hợp
Đối với nền kinh tế trong nước của Trung Quốc, sự sụt giảm nhu cầu ở nước ngoài cho thấy một vấn đề việc làm phổ biến hơn: thiếu công nhân nhà máy có tay nghề cao.
Annell nói: "Việc tìm kiếm công nhân và tìm đúng công nhân có tay nghề giỏi ngày càng trở nên khó khăn hơn".
Ông nói: "Tuy tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao và có rất nhiều lao động đang tìm việc, nhưng khi tuyern dụng ở một thành phố cụ thể, thật khó để tìm được cả những người giám sát có trình độ và công nhân kỹ thuật".
Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng China có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, ngành sản xuất chiếm 18% lực lượng lao động của Trung Quốc và công nhân xây dựng chiếm 11%. Tuy nhiên, phần lớn chỉ có trình độ trung học cơ sở, khiến họ khó chuyển sang ngành khác, cô nói thêm.
Cô dự đoán sẽ có hơn 1 triệu người thất nghiệp ở nông thôn, những người không được thống kê chính thức về thất nghiệp ở thành thị. Cô cho rằng đó là do sự sụt giảm trong xuất khẩu và thúc đẩy tự động hóa ở Trung Quốc, trong khi nhu cầu về công nhân xây dựng của lĩnh vực bất động sản giảm.
Cô Wang cho biết, mức tăng trưởng mờ nhạt trong tiêu dùng cũng hạn chế mức độ mà lĩnh vực dịch vụ có thể tiếp nhận lao động mới, như trước đại dịch.
"Có vẻ như giải pháp cuối cùng vẫn là một số khóa đào tạo do chính phủ tài trợ. Thời gian trôi qua, nhiều người trong số những người lao động đó cần được đào tạo để thực sự kiếm sống".
(Nguồn: CNBC)
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement