Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore

Cơ hội giao thương

30/08/2023 09:06

Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 29/8 cho biết nước này đã quyết định cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore, các lệnh chính thức về vấn đề này sẽ sớm được ban hành.

Tháng trước, Ấn Độ đã gây ngạc nhiên cho khách hàng khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati được tiêu thụ rộng rãi, sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái (gạo non-basmati là các loại gạo không phải basmati, một loại gạo hạt dài được trồng chủ yếu ở Ấn Độ và Pakistan).

Ấn Độ, quốc gia đang nỗ lực kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử cấp bang vào cuối năm nay, ngày 25/8 cũng đã mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo với mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có hiệu lực cho đến ngày 15/10 tới.

Vào ngày 28/7, Cơ quan lương thực Singapore (SFA) đã liên hệ chặt chẽ với chính quyền Ấn Độ để xin miễn trừ lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati của nước này. SFA cho biết vào năm 2022, Ấn Độ chiếm khoảng 40% lượng gạo nhập khẩu của Singapore, đồng thời cho biết thêm rằng nước này nhập khẩu gạo từ hơn 30 quốc gia. Cơ quan này cho biết gạo non-basmati từ Ấn Độ chiếm khoảng 17% lượng gạo nhập khẩu của Singapore.

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore - Ảnh 1.

Công nhân làm việc trong xưởng xay xát gạo ở ngoại ô thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: straitstimes.

Ấn Độ chiếm hơn 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, vì vậy quyết định này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu gạo, công ty phân tích dữ liệu Gro Intelligence cho biết trong một báo cáo.

Công ty cho biết thêm, các quốc gia dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bao gồm các quốc gia châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Pakistan, tất cả đều đang phải vật lộn với lạm phát giá lương thực cao.

Người tiêu dùng cũng được khuyến khích linh hoạt và dễ thích nghi bằng cách chuyển sang các loại gạo khác hoặc các nguồn carbohydrate khác trong trường hợp bị gián đoạn nguồn cung lương thực.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement