26/08/2023 07:28
Ấn Độ bất ngờ áp thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ
Ấn Độ đã bất ngờ áp thuế 20% để xuất khẩu gạo đồ, một động thái có thể làm giảm lượng xuất khẩu từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và nâng giá gạo toàn cầu lên cao nhất trong 12 năm qua.
Ngày 20/7, Ấn Độ đã gây ngạc nhiên cho người mua khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, loại gạo được tiêu thụ rộng rãi. Năm ngoái, nước này đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm cho đến nay vẫn duy trì.
Chính phủ nước này cho biết việc đình chỉ xuất khẩu gạo trắng non-basmati là nhằm tăng nguồn cung trong nước và kiểm soát giá thị trường. Biện pháp này gây ra sự gián đoạn lớn cho thị trường lương thực toàn cầu vì Ấn Độ chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Một đại lý gạo có trụ sở tại Mumbai và công ty xuất khẩu gạo lớn nhất khu vực cho biết lệnh cấm ngay lập tức có hiệu lực đã thúc đẩy giá gạo đồ lên cao kỷ lục, và người mua vẫn đang không ngừng mua trữ.
Đại lý do này cho biết: "Với chính sách này, gạo đồ Ấn Độ sẽ trở nên đắt đỏ như nguồn cung cấp từ Thái Lan và Pakistan, tuy nhiên hiện nay hầu như không có lựa chọn nào khác cho người mua".
Năm ngoái, Ấn Độ xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo đồ, một con số đáng kể trong tổng lượng gạo xuất khẩu 22 triệu tấn của nước này.
Giá gạo tại châu Á tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm trong tháng này sau lệnh cấm của Ấn Độ cũng như các lo ngại về triển vọng sản xuất lúa gạo kém kỳ vọng của Thái Lan do hạn hán và sáng kiến Ngũ cốc biển Đen hết hiệu lực.
Tại Ấn Độ, hồi đầu tháng 8, giá gạo đồ đã tăng lên 450-460 USD/tấn so với mức 400 USD trước ngày 20/7, thời điểm New Delhi bắt đầu cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati.
Gần đây, New Delhi áp thuế xuất khẩu 40% đối với hành. Giá hành bán buôn trung bình tại các thị trường trọng điểm của Ấn Độ tăng gần 20% trong vòng một tháng qua, lên 2.400 rupee (28,87 USD)/100 kg do lo ngại lượng mưa thất thường sẽ dẫn đến sản lượng thấp hơn.
Ấn Độ đang xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với lúa mì đồng thời bán cà chua, ngũ cốc từ kho dự trữ nhà nước để cải thiện nguồn cung. Giá cả tăng có thể ảnh hưởng đến các lá phiếu của cử tri dành cho đảng cầm quyền của ông Modi.
Việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm gần đây cho thấy sự nhạy cảm của chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đối mặt với cuộc phát lương thực trước cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào năm tới.
Chính quyền của ông đã ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sau khi hạn chế chế độ xuất khẩu gạo vào tháng 9/2022. Lệnh này cũng hạn chế chế độ xuất khẩu đường trong năm nay làm năng suất mía giảm.
Cho đến nay, Singapore, Indonesia và Philippines, những đối tác ngoại giao quan trọng của Ấn Độ, đã kêu gọi New Delhi miễn trừ cấm xuất khẩu gạo sang nước của họ. Singapore đề nghị mua 110.000 tấn gạo từ Ấn Độ. Vào tháng 6, Indonesia đã công bố kế hoạch nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ để chống lại rủi ro gián đoạn nguồn cung do hiện tượng thời tiết El Nino gây ra. Philippines cũng phụ thuộc vào nguồn cung gạo của Ấn Độ.
Gần đây, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc đã đề nghị mua 200.000 tấn gạo của Ấn Độ để phục vụy các hoạt động nhân đạo. Bangladesh cũng đang đàm phán với Ấn Độ để mua một số mặt hàng nông nghiệp của nước này, trong đó có gạo.
(Nguồn: Reuters)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement