Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024

Kinh tế thế giới

14/12/2023 13:44

Hội nghị công tác thường niên kéo dài 2 ngày của Trung Quốc vừa kết thúc đã đặt ra các chính sách ưu tiên cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhằm vạch ra con đường phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024.

Tham vọng công nghệ cao

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rõ ràng tham vọng của họ trong việc thúc đẩy các công nghệ tiên tiến, bao gồm hàng không vũ trụ, chuyến bay thương mại vào vũ trụ và khoa học lượng tử, coi những lĩnh vực này là nguồn tăng trưởng kinh tế mới.

Bình luận này được đưa ra sau khi các cơ quan không gian của Trung Quốc cho biết trong tháng này rằng thành công của SpaceX của Elon Musk đặt ra một "thách thức chưa từng có"với Bắc Kinh. 

Wu Xinjian, giám đốc tư vấn công nghệ có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: "Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong nghiên cứu và phát triển liên quan, nhưng việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng như phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân lại là một câu chuyện khác". 

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024- Ảnh 1.

Phòng thí nghiệm vật lý sâu 2.400 mét ở tỉnh Tứ Xuyên này đã đi vào hoạt động vào ngày 8/12 và được cho là phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất và lớn nhất thế giới. Ảnh: SCMP

Trở thành cường quốc về biển

Bản thông cáo cũng nêu yêu cầu của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế biển của Trung Quốc và trở thành một siêu cường đại dương, nhưng không nói rõ làm thế nào để đạt được cam kết đó.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy Trung Quốc đã tăng quy mô nền kinh tế biển lên 7,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (1 nghìn tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2023, tăng 5,8% so với một năm trước đó.

Hiện nay, sự bất hòa kéo dài ở Biển Đông và các tranh chấp lãnh thổ khác đang làm phức tạp thêm các kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh của nước này.

Nền kinh tế bạc

Tuyên bố của hội nghị công tác kinh tế trung ương đặc biệt đề cập đến "nền kinh tế bạc", với việc các nhà lãnh đạo đang tìm cách biến những thách thức về nhân khẩu học thành cơ hội để củng cố nền kinh tế. Khi tuổi thọ tăng lên và sự già hóa dân số gia tăng, nền kinh tế dành cho người cao tuổi ngày càng trở nên quan trọng.

Không giống như năm ngoái, khi chính quyền tuyên bố sẽ chống lại tình trạng già hóa và tỷ lệ sinh con thấp, Bắc Kinh giờ đây cho biết họ muốn có sự phát triển chất lượng cao. Nhóm người tiêu dùng cao tuổi này có nhiều lợi thế vì tài chính tương đối vững vàng, ít nhu cầu vay mượn và cũng ít gặp rủi ro thất nghiệp hơn các nhóm tiêu dùng khác.

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024- Ảnh 2.

Dự kiến đến năm 2030, cứ 6 người trên thế giới sẽ có 1 người thuộc độ tuổi trên 60.

Justin Lin, giáo sư kinh tế nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh và là cố vấn kỳ cựu của chính phủ, cho biết vào tháng trước rằng những phát hiện của ông cho thấy sự thay đổi nhân khẩu học là cơ hội để nâng cao hiệu quả, năng suất và nhu cầu tiêu dùng.

Dữ liệu bán hàng trong 10 phút đầu tiên sau khi JD.com bắt đầu chiến dịch khuyến mãi ngày 11/11 vừa qua, khối lượng giao dịch của danh mục xe lăn điện đã tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi danh mục máy trợ thính tăng gấp 5 lần. Còn trên Taobao, khối lượng giao dịch các sản phẩm dành cho người cao tuổi cao gấp 2,6 lần so với năm ngoái.

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024- Ảnh 3.

Bắc Kinh đang tăng tốc trở thành một "xã hội già" do dân số khổng lồ và tỷ lệ dân số già của thành phố ngày càng tăng. Ảnh: CGTN

Tăng doanh số bán hàng nội địa

Bắc Kinh liệt các thương hiệu nội địa mới có tính cạnh tranh là điểm tăng trưởng mới cho năm tới khi họ hy vọng sức chi tiêu của 1,4 tỷ người có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 

Nếu như trước kia nhãn hàng nội địa Trung đối mặt các thách thức từ cạnh tranh của các thương hiệu quốc tế, vòng đời sản phẩm ngắn và thường bị nhìn nhận là "hàng giá rẻ" thì hiện nay, phong trào ủng hộ hàng nội địa đã lên ngôi.

Nhiều công ty trong nước đã có thể cung cấp các sản phẩm có hiệu quả về mặt chi phí trong khi căng thẳng địa chính trị càng tạo thêm dấu ấn yêu nước khi mua chúng. Doanh số bán lẻ mỹ phẩm cùng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại Trung Quốc đã tăng 8,7% nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.

Ở phân khúc xe điện và hàng tiêu dùng, nhãn hiệu "made in China" không chỉ gắn liền với lòng yêu nước mà còn với chất lượng tốt, mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách hàng Trung Quốc.

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024- Ảnh 4.

Hãng ô tô XPeng Inc. của Trung Quốc ra mắt mẫu xe điện G9 tại Shanghai Auto Show vào tháng 4 năm nay. Ảnh: Bussiness Insider

An ninh lương thực

Tuyên bố của hội nghị công tác kinh tế trung ương về nông nghiệp và an ninh lương thực có nhiều nội dung hơn so với những năm trước.

Cụ thể, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đảm bảo nguồn cung ngũ cốc và các loại thực phẩm thiết yếu khác, ổn định diện tích đất trồng trọt và đầu tư nhiều hơn vào việc bảo tồn và xây dựng đất nông nghiệp.

Sự chú trọng của Trung Quốc vào an ninh lương thực đã giúp nước này bù đắp phần lớn tác động của hiện tượng thời tiết El Nino trong năm nay, với sản lượng ngũ cốc hàng năm tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 700 triệu tấn vào năm 2023.

Alex Ma, giáo sư hành chính công tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: "Bắc Kinh ngày càng coi đây là biện pháp bảo vệ quan trọng cho nền kinh tế, gửi đi thông điệp rằng bảo vệ đất nông nghiệp và trồng trọt là một phần của nền kinh tế".

6 mục tiêu của Trung Quốc để phục hồi kinh tế năm 2024- Ảnh 5.

Bắc Kinh ngày càng chú trọng đến an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ và thị trường toàn cầu không ổn định. Ảnh: AFP

Phong cách làm việc thực dụng hơn

Bắc Kinh bổ sung nguyên tắc làm việc mới là đặt ra cái mới trước khi xóa bỏ cái cũ, nghĩa là họ sẽ không vội vàng xóa bỏ một cái gì đó, chẳng hạn như chính sách tài sản, và sẽ tránh một số loại chiến dịch nhất định nhằm đạt được mục tiêu chính sách.

Các chiến dịch tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon và trấn áp việc dạy thêm trên toàn quốc đã phản tác dụng hoặc gây ra những vấn đề mới trong những năm gần đây.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang chú trọng hơn vào việc quản lý kỳ vọng của thị trường.

Bắc Kinh yêu cầu một cách tiếp cận mới để cân bằng giữa dữ liệu vĩ mô và quản lý vĩ mô với cách người dân cơ sở có thể cảm nhận và suy nghĩ, chuẩn bị trước một "dự trữ chính sách" dồi dào và chừa chỗ cho những điều chỉnh và vận động. Và họ cho rằng việc đánh giá chính sách nên tập trung vào tính hiệu quả hoặc việc thực hiện.

(Nguồn: SCMP)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement