Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, các phòng khám này là nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Trong thời gian này, người dân có thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện hoặc các phòng khám đa khoa khác để được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Ngoài 6 phòng khám chủ động ngưng hoạt động, theo Sở Y tế TP.HCM, hiện hai phòng khám phải ngưng hoạt động do ca COVID-19 đã từng đến khám là Phòng khám đa khoa Trần Diệp Khanh và Phòng khám đa khoa Xóm Mới, quận Gò Vấp.
4 bệnh viện ngưng hoạt động khám bệnh ngoại trú do có người bệnh COVID-19 trước đó đến khoa Khám bệnh: bệnh viện Quận Bình Thạnh, Phụ sản Mê Kông, Tâm thần (cơ sở Lê Minh Xuân), bệnh viện quận Gò Vấp.
Hai bệnh viện phong tỏa do phát hiện nhân viên y tế mắc COVID-19 gồm bệnh viện Quận Tân Phú (2 nhân viên), Đa khoa Nam Sài Gòn (1nhân viên).
Thông tin cụ thể 6 phòng khám chủ động xin ngưng hoạt đồng:
- Phòng khám đa khoa Tâm Phúc, quận Gò Vấp, ngưng đến ngày 20/6.
- Phòng khám đa khoa Phong Tâm Phúc, quận Bình Tân, ngưng đến khi có thông báo mới.
- Phòng khám đa khoa Khánh Tâm, huyện Nhà Bè, đóng cửa đến ngày 13/6.
- Phòng khám đa khoa An Phú, TP Thủ Đức, đóng cửa đến 15/6.
- Phòng khám đa khoa Nhơn Tâm, huyện Nhà Bè, ngưng đến 6/6.
- Phòng khám đa khoa Thiện Phúc, huyện Củ Chi, ngưng đến 5/8.
Trong ngày 3/6, Ngành y tế TPHCM thực hiện lấy 2.440 mẫu khẩn cho người dân ở phường 3, quận Tân Bình. Trước đó, Trạm y tế Phường 3 phối hợp với Ủy ban nhân dân Phường tổ chức lấy mẫu trên diện rộng cho tất cả các cán bộ công chức phường 3, tổ bầu cử số 18 và toàn bộ cử tri bằng phương pháp gộp mẫu 5 cho 1.670 người. Do khu vực này ghi nhận có 3 bệnh nhân nhiễm COVID-19 là người trong cùng 1 gia đình.
Trên địa bàn phường 3 có khoảng 3.200 người dân. Tuy nhiên, do có những khu chợ trên địa bàn, việc lấy mẫu sẽ triển khai thêm cho tất cả những tiểu thương buôn bán ở trong chợ.