Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

19 tỉnh, thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Chính sách - Hạ tầng

17/07/2021 17:26

19 tỉnh, thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 trong 14 ngày, chậm nhất kể từ 0h ngày 19/7, bao gồm cả TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký văn bản hỏa tốc về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16 tại các địa phương phía Nam. 

Ngoài TP.HCM và Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện, Thủ tướng đồng ý bổ sung áp dụng Chỉ thị 16 tại 16 tỉnh thành, là TP Cần Thơ và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện giãn cách 14 ngày.

Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành bổ sung nêu trên do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0h ngày 19/7.

gian-cach-xa-hoi.jpg
TP.HCM những ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Ảnh: HCDC

Với các tỉnh, thành đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày 17/7, căn cứ kết quả chống dịch trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định tiếp tục giãn cách xã hội như trước đây, hoặc kéo dài thời gian cùng với các tỉnh mới được bổ sung.

Thủ tướng cũng lưu ý về vấn đề bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế... Ông yêu cầu phải "chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu".

Về vấn đề cung ứng hàng hóa thiết yếu khi áp dụng Chỉ thị 16 trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã chuẩn bị các kịch bản và "chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu". Tuy nhiên, ông Hải lưu ý người dân chuẩn bị tinh thần "sẽ có những xáo trộn nhất định".

Hiện TP.HCM đang dừng hoạt động khoảng 2/3 chợ truyền thống và đầu mối, do đó 30% nhu cầu còn lại của người dân tập trung vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Ông Hải cho rằng "phải tăng giờ bán lên hàng ngày và tính đến việc mở lại một số chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm quy định phòng, chống dịch". 

Một việc đang được áp dụng thành công, có hiệu quả là tổ chức bán hàng lưu động, không chỉ địa phương mà nhiều cơ quan cũng đã vào cuộc như hệ thống bưu điện...

BÌNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement