Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

18 người Hong Kong nhập viện sau khi tiêm vaccine Trung Quốc

Sức khỏe

08/03/2021 17:10

Cơ quan y tế Hong Kong (Trung Quốc) thông báo 18 người nhập viện sau khi tiêm vaccine COVID-19 Sinovac của Trung Quốc, trong đó hai người phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Cơ quan Y tế Hong Kong ngày 7/3 cho biết có thêm 7 trường hợp nhập viện sau khi được tiêm vaccine Sinovac, trong đó 2 trường hợp đang trong tình trạng nghiêm trọng và được chăm sóc đặc biệt, theo Zing News.

Một phi công tiêm vaccine Sinovac tại trung tâm tiêm chủng Thư viện Trung tâm Hong Kong hôm 23/2. Ảnh: VCG

Một phi công tiêm vaccine Sinovac tại trung tâm tiêm chủng Thư viện Trung tâm Hong Kong hôm 23/2. Ảnh: VCG

Liên quan tới các ca nhập viện này, báo VnExpress thông tin, đến cuối ngày 7/3, các nhà chức trách Hong Kong cho hay có thêm ba người phải nhập viện sau khi tiêm vaccine hôm trước và đã xuất viện sau khi được điều trị, bao gồm một phụ nữ 53 tuổi chóng mặt do tăng huyết áp sau khi tiêm vaccine và được nhập viện trong tình trạng ổn định tối 6/3. Một người khác 46 tuổi cũng chóng mặt và phát ban sau khi tiêm và cũng nhập viện trong tình trạng ổn định. Một cụ bà 87 tuổi chóng mặt, tim đập nhanh sau khi tiêm và nhập viện điều trị tối 6/3.

Hai người nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt có bệnh lý nền và cảm thấy bệnh nặng hơn sau khi tiêm Sinovac. Sở y tế Hong Kong sẽ gửi hồ sơ các trường hợp này tới một ủy ban chuyên gia để đánh giá.

Hong Kong khởi động chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 2 bằng vaccine Sinovac. Khoảng 83.400 người dân Hong Kong đã tiêm mũi đầu tiên từ 22/2 tới 6/3. Đặc khu hành chánh Hong Kong nhận lô vaccine COVID-19 đầu tiên gồm 585.000 liều của Pfizer hôm 27/2. Hong Kong ghi nhận 11.090 ca COVID-19, trong đó 202 ca tử vong.

Trước đó, theo các nhà nghiên cứu Brazil, kết quả thử nghiệm lâm sàng của COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho thấy hiệu quả chỉ khoảng 50,4% - thấp hơn nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu.

Trước đó trên SCMP, các chuyên gia hết sức nghi ngờ về công bố tỉ lệ hiệu quả là 78% dù các tính toán dựa trên nguồn thông tin mở cho thấy không phải vậy.

Những câu hỏi về tính minh bạch được đặt ra. Ngày 15/12/2020, một quan chức y tế Brazil công khai chỉ trích tiêu chí phê chuẩn quyền sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinovac ở Trung Quốc không hề minh bạch.

Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nêu quan điểm không tin tưởng CoronaVac, tuyên bố sẽ không đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng quốc gia của Brazil.

Đầu năm ngoái, các nhà sản xuất thuốc Trung Quốc đã phải tìm kiếm các địa điểm ở nước ngoài để kiểm tra tính hiệu quả của vaccine. Nhưng các kết quả được báo cáo cho đến nay vẫn chưa thống nhất.

Vaccine của Sinovac đã có kết quả rất khác biệt ở ba quốc gia: Các cơ quan quản lý dược phẩm Indonesia cho biết dữ liệu tạm thời từ các thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy nó có hiệu quả 65,3% và đã cho phép sử dụng khẩn cấp ở nước này; Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nó có hiệu quả 91,25%; Và ở Brazil, hai tỷ lệ hiệu quả khác nhau đáng kể được công bố cách nhau một tuần đã làm dấy lên nhiều câu hỏi nghi vấn về tính hiệu quả của vaccine này. 

(tổng hợp)

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement