08/03/2021 17:22
11 công ty femtech dành cho phụ nữ ở châu Á
Ngành công nghiệp femtech toàn cầu sẵn sàng tăng trưởng trên 3,04 tỷ USD vào năm 2030, nhưng cần phải "nhận thức và tập trung hơn".
Femtech là gì?
Thuật ngữ này được sinh ra để định nghĩa các công ty khởi nghiệp công nghệ tạo ra các sản phẩm sức khỏe tập trung vào phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ này bao hàm nhiều thứ hơn: nó là một hiện tượng rộng hơn liên quan đến nữ quyền và công nghệ.
Các công ty này không chỉ cung cấp các giải pháp y tế kỹ thuật số cho sức khỏe phụ nữ mà còn hướng tới việc trao quyền cho phụ nữ nói chung.
Ngành công nghiệp femtech toàn cầu sẵn sàng tăng trưởng trên 3,04 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng, ngành này đang phát triển với tốc độ chậm bất thường.
Các chuyên gia vẫn tin rằng, lĩnh vực femtech hứa hẹn nhiều lợi nhuận nhưng để nó thực sự phát triển, giới đầu tư và các nhà phát triển công nghệ cần phải “nhận thức và tập trung hơn" về những cơ hội mà ngành này mang lại.
Dưới đây là danh sách các công ty khởi nghiệp femtech đáng chú ý nhất ở Đông Nam Á.
Các công ty đang xây dựng các giải pháp cho phụ nữ
theAsianparent (Singapore)
Khởi đầu của theAsianparent là một blog về nuôi dạy con cái. Sau đó phát triển thành một công ty công nghệ đa quốc gia và nhà xuất bản kỹ thuật số, tập trung vào nội dung và nền tảng cộng đồng cho phụ nữ châu Á.
Mục tiêu chính của công ty là giúp các bậc cha mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, nuôi dạy những đứa trẻ tốt và gia đình hạnh phúc.
Gần đây, theAsianparent đã tung ra một tính năng mới trên ứng dụng di động của họ, nhằm giúp giảm tỷ lệ thai chết lưu ở Đông Nam Á.
Với hơn 30 triệu người dùng hàng tháng trên trang web của mình, theAsianparent chắc chắn là một trong những công ty femtech thành công nhất ở Đông Nam Á.
Nguồn vốn mới nhất: Nguồn vốn không được tiết lộ từ SCB 10X.
Lucy (Singapore)
Đây là một ngân hàng kỹ thuật số trực tuyến, nhằm trao quyền cho phụ nữ (phần lớn là người lao động nhập cư và chủ doanh nghiệp gia đình), thông qua các dịch vụ tài chính dành riêng cho phụ nữ.
Các dịch vụ của nó bao gồm quản lý khoản vay dễ dàng, chuyển tiền quốc tế, ứng trước tiền lương không tính lãi và hỗ trợ người cố vấn.
Nguồn tài trợ mới nhất: 377.000 USD tài trợ trước khi vòng tiền hạt giống (Pre-seed Funding).
Rags2Riches (Philippines)
Có thể gọi đây là một "ngôi nhà thiết kế" giúp phụ nữ trong các cộng đồng nghèo ở Philippines kiếm sống bằng thời trang, với việc sử dụng vải vụn, vật liệu hữu cơ và vật liệu vải bản địa. Sản phẩm của hãng được bán thông qua một nền tảng trực tuyến có tên là Things That Matter.
Nguồn tài trợ mới nhất: 133.000 USD thông qua các khoản tài trợ của chính phủ.
Sehati TeleCTG (Indonesia)
Một công ty công nghệ y tế Indonesia với mục tiêu cải thiện tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ, thông qua thiết bị theo dõi thai nhi giá rẻ được tích hợp sẵn, TeleCTG.
Thiết bị của nó có thể cung cấp dữ liệu từ các vị trí từ xa đến bác sĩ sản/phụ khoa (OB/GYN) có trụ sở tại một bệnh viện trong thành phố. Vị bác sĩ này sẽ phân tích kết quả đầu ra và cung cấp phản hồi.
Nguồn vốn mới nhất: Không được tiết lộ
Fig Health (Singapore)
Fig Health giúp các bà mẹ tương lai đặt các xét nghiệm sàng lọc sinh sản tại nhà. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp các dịch vụ tại nhà để xác định sự mất cân bằng nội tiết tố và thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo công ty, nền tảng này không thay thế mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân mà thay vào đó hỗ trợ về mặt thông tin và tinh thần, giúp phụ nữ được biết nhiều hơn về các vấn đề sức khỏe của họ.
Nguồn tài trợ mới nhất: 100.000 USD, Antler
Hannah Life (Singapore)
Một công ty khởi nghiệp hỗ trợ sinh sản, giúp các cặp vợ chồng mang thai và thụ thai theo cách đã được chứng minh lâm sàng.
Nguồn tài trợ mới nhất: 2 triệu USD
Các tổ chức đang trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ
21st Century (21C) Girls (Singapore)
Được thành lập vào năm 2014, 21C Girls tổ chức các bài học viết mã cho các em gái từ 8 đến 15 tuổi và các sáng kiến AI cho thanh niên từ 16 đến 22. Hai khóa học chính của trường là “Code in the Community” và “Empower”.
Chương trình đầu tiên là một sáng kiến do Google tài trợ, nhằm mang lại các lớp học lập trình miễn phí cho những người trẻ Singapore có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào còn lại là một phong trào quốc gia, dạy thanh niên Singapore các kỹ thuật về AI và khoa học dữ liệu.
Nguồn tài trợ mới nhất: Không được tiết lộ
She Loves Tech (Singapore)
Một tổ chức chuyên tổ chức các cuộc thi toàn cầu dành cho phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ, với mục tiêu thu hẹp khoảng cách tài trợ cho các doanh nhân nữ.
Người chiến thắng trong cuộc thi nhận được hỗ trợ tài chính, giáo dục và hỗ trợ cố vấn, từ mạng lưới của công ty và các đối tác.
Nguồn vốn mới nhất: Không được tiết lộ
Dự án Codette
Một tổ chức nhằm trao quyền cho phụ nữ Hồi giáo và phụ nữ dân tộc thiểu số ở Singapore, nhằm tăng nhận thức và tiếp cận công nghệ.
Họ tổ chức các hội thảo, buổi gặp mặt và hackathons để giúp phụ nữ Hồi giáo và phụ nữ dân tộc thiểu số học các kỹ năng lập trình và giải quyết vấn đề trong một môi trường an toàn.
Nguồn tài trợ mới nhất: Các khoản tài trợ, đóng góp của Chính phủ, Chương trình Lãnh đạo Cộng đồng Facebook (2019)
Các công ty Femtech từ bên ngoài Đông Nam Á
Coly (Nhật Bản)
Một công ty sản xuất trò chơi dựa trên anime, nhắm vào đối tượng phụ nữ. Mặc dù chưa bao giờ sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm nhưng gần đây, công ty đã niêm yết cổ phiếu đại chúng.
Công ty bảy năm tuổi này tạo ra các trò chơi mang đến cho người dùng cảm giác hồi hộp, thông qua cốt truyện và các nhân vật của nó.
Theo Bloomberg, 3/4 trong số 200 nhân viên của công ty là phụ nữ.
Nguồn vốn mới nhất: 105,7 tỷ USD, tự gây quỹ
Niram.AI (Ấn Độ)
Một công ty khởi nghiệp phát triển các giải pháp phát hiện sớm ung thư vú. Sản phẩm của hãng được cấp bằng sáng chế, di động, không xâm lấn, không bức xạ và tuyên bố có thể đo nhiệt độ vùng ngực để phát hiện ung thư vú giai đoạn đầu.
Nguồn tài trợ mới nhất: 6 triệu USD, Dream Incubator, Beenext
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp