Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 thời khắc quan trọng trong đại dịch COVID-19

Phân tích

11/03/2021 13:30

Xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc vào cuối năm 2019, Covid-19 sau đó đã lan ra khắp thế giới.
news

Dưới đây là 10 thời khắc quan trọng kể từ khi WHO công bố đại dịch vào một năm trước.

Những cái chết đầu tiên 

Vào ngày 31/12/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được cảnh báo về một loạt các trường hợp viêm phổi "không rõ nguyên nhân" ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc.

2cf1a2e023f4d66c09eeb61ffbea5c8a.jpg
Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Một tuần sau, một loại coronavirus mới được xác định.

Vào ngày 11/1/2020, Trung Quốc xác nhận cái chết đầu tiên của do virus này gây ra ở Vũ Hán, loại virus mà sau này được gọi là Covid-19.

Vào ngày 23/1/2020, Vũ Hán được đặt trong tình trạng cách ly và cắt đứt với thế giới. Các quốc gia bắt đầu cho hồi hương công dân mình từ Trung Quốc.

Ngày 15/2/2020, Pháp báo cáo về cái chết đầu tiên bên ngoài châu Á, đó là một du khách Trung Quốc.

Đại dịch

Đến ngày 6/3, hơn 100.000 trường hợp đã được ghi nhận trên khắp thế giới.

Miền Bắc nước Ý bị phong tỏa và không lâu sau đó, các phần còn lại của đất nước này thực hiện lệnh tương tự.

Ngày 11/3, WHO công bố Covid-19 là một đại dịch.

Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ.

Chính phủ và các ngân hàng trung ương các nước triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế.

Châu Âu bị phong tỏa

Tây Ban Nha (14/3) và Pháp (17/3) yêu cầu người dân ở nhà. Đức và Anh yêu cầu mọi người nên tránh mọi tiếp xúc xã hội. Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia đóng biên giới với các nước bên ngoài.

Vào ngày 24/3, Thế vận hội mùa hè Tokyo dự kiến ​​diễn ra vào tháng 7/2020 đã bị hoãn lại một năm.

Ngày hôm sau, Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng đại dịch đang "đe dọa toàn thể nhân loại".

22baecd8230b7eb81a26695912af3f5e.jpg
Quảng trường St Mark ở Venice vào tháng 3 năm 2020. Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố ngừng hoạt động toàn quốc.

Một nửa thế giới bị giới hạn đị lại

Các biện pháp phong tỏa được thực thi trên toàn thế giới.

Vào ngày 2/4, hơn 3,9 tỷ người - một nửa dân số thế giới - bị buộc hoặc được vận động ở nhà, theo số liệu của AFP. Cùng ngày, số ca nhiễm vượt ngưỡng một triệu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson bị nhiễm bệnh và phải chăm sóc đặc biệt.

Nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã cắt giảm 16.000 việc làm vào ngày 29/4.

Nhiều hãng hàng không, nhà sản xuất ô tô, du lịch và cửa hàng bách hóa khác bị ảnh hưởng và sa thải nhân viên.

Thuốc số rét Hydroxychloroquine 

Được Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó ủng hộ như một phương pháp điều trị tiềm năng, tuy nhiên thuốc sốt rét hydroxychloroquine sau đó cho thấy không mang lại lợi ích gì trong việc điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh nặng, theo các nhà khoa học Anh vào ngày 5/6.

Trump sau đó sẽ đề nghị mọi người tiêm thuốc khử trùng.

Số ca nhiễm tăng ở Mỹ Latinh 

Đến ngày 7/6, số người chết trên toàn cầu lên tới hơn 400.000 người.

548438391232c603d808601d08b5564a.jpg
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro gọi Covid-19 là "một cơn cúm nhỏ".

Brazil trở thành quốc gia có số người chết lớn thứ hai sau Mỹ.

Tổng thống  Jair Bolsonaro gọi đây là một "cơn cúm nhỏ", trước khi bản thân bị nhiễm bệnh. Cũng giống như TT Trump, ông hoài nghi về loại virus này.

Khẩu trang và mặt nạ chống lây nhiễm

Các trường hợp lây lan gia tăng, một số quốc gia châu Âu bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, trong trường học, cửa hàng và trên đường phố.

Các cuộc biểu tình chống đeo được tổ chức ở London, Paris và Rome.

Những người biểu tình cố gắng xông vào tòa nhà Reichstag (tòa nhà Quốc hội Đức) ở Berlin vào ngày 29/8.

Các cột mốc ác nghiệt

Một triệu ca tử vong được báo cáo trên toàn thế giới vào ngày 28/9.

Tình trạng lây nhiễm bắt đầu bùng phát trở lại ở châu Âu khiến nhiều quốc gia ra lệnh đóng cửa biên giới và thực hiện lệnh giới nghiêm mới. Tuy nhiên, sau đó các lệnh này được nới lỏng cho những ngày lễ cuối năm.

Đại dịch gia tăng tốc độ ở Mỹ, nơi mà việc xử lý nó là một trong chủ  đề quan trọng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đầy cam go.

Một cột mốc mới mới được tạo ra vào ngày 13/1/2021 với 4.470 người chết trong 24 giờ.

Nửa triệu người mMỹ đã chết cho đến ngày 23/2, Tổng thống mới Joe Biden chỉ ra rằng con số người tử vong của Hoa Kỳ do Civid-19 còn lớn hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt Nam cộng lại.

Các biến thể mới xuất hiện

Biến thể mới xuất hiện ở Anh được cho là dễ lây lan hơn buộc Thủ tướng Johnson phải thông báo về một đợt phong tỏa mới vào ngày 4/1.

Các chủng rất dễ lây lan khác cũng được phát hiện ở Nam Phi và Brazil.

Số người chết tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy bốn tháng, vượt qua mốc hai triệu người vào ngày 15/1/2021.

Vaccine mang lại hy vọng 

Các chiến dịch tiêm chủng bắt đầu vào tháng 12 ở Anh, Nga, Mỹ và EU và bắt đầu tăng tốc vào đầu năm 2021. Nhưng các vấn đề về giao hàng, đặc biệt là đối với vaccine AstraZeneca của Thụy Điển/Anh, đã làm chậm quá trình tiêm chủng ở châu Âu.

Vào đầu tháng 3, dịch bệnh bắt đầu chậm lại ở Mỹ, nhưng tăng tốc trở lại ở châu Âu, đồng thời vượt qua ngưỡng 700.000 ca tử vong ở Mỹ Latinh vào ngày 9/3.

Cùng ngày, hơn 300 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên khắp thế giới và một số quốc gia bắt đầu nới lỏng các hạn chế.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ