Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, tệ hơn dự báo

Kinh tế thế giới

07/12/2022 15:24

Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong tháng 11 do nhu cầu toàn cầu đang thấp kết hợp với việc gián đoạn sản xuất ngay trong Trung Quốc.

Nền kinh tế lớn cuối cùng vẫn tuân theo chính sách không khoan nhượng đối với virus, các đợt phong tỏa nhanh chóng, hạn chế đi lại và xét nghiệm hàng loạt của Bắc Kinh đã kìm hãm hoạt động kinh doanh, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm giảm tiêu dùng.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu trong tháng 11 giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2020.

Trong khi đó, xuất khẩu giảm 8,7% so với cùng kỳ - mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2020, khi đất nước sa lầy trong giai đoạn đầu của đại dịch.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle cho biết trên tờ Bloomberg: "Việc suy yếu nhu cầu trong nước và nước ngoài, sự gián đoạn do COVID và cơ sở so sánh ngày càng tăng dẫn đến một cơn bão hoàn hảo nhưng đã được dự báo trước đối với xuất nhập khẩu của Trung Quốc".

Các số liệu này là số liệu mới nhất trong một chuỗi các chỉ số kinh tế ảm đạm khi nền kinh tế số hai thế giới vạch ra một con đường chùn bước để thoát khỏi chính sách "Zero-COVID".

Xuất nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, tệ hơn dự báo - Ảnh 1.

Cảng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AP

Dữ liệu chính thức vào tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 11, do các khu vực rộng lớn của đất nước bị ảnh hưởng bởi phong tỏa và gián đoạn giao thông.

Theo Cục Thống kê Quốc gia nước này, Chỉ số quản lý mua hàng, một thước đo chính của sản xuất - đã giảm xuống 48,0 từ 49,2 của tháng trước, thấp hơn nhiều so với mốc 50 điểm ngăn cách tăng trưởng với suy giảm.

Zhao Qinghe, nhà thống kê cấp cao của cục cho biết: "Trong tháng 11, đại dịch đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp, sản xuất có phần chậm lại và lượng đặt hàng sản phẩm giảm".

Ông cho biết thêm, một số nhà cung cấp đã phàn nàn về các vấn đề vận chuyển và hậu cần, trong khi nhu cầu từ cả thị trường trong nước và nước ngoài đều giảm.

Theo AFP, chính quyền địa phương đã bắt đầu nới lỏng các yêu cầu xét nghiệm và các hạn chế khác, nhưng việc đi lại giữa các tỉnh vẫn phức tạp và các biện pháp y tế tiếp tục thay đổi tùy theo từng nơi.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho biết: "Chính sách "zero-COVID" đã được nới lỏng, nhưng vẫn chưa phục hồi nhiều ở cấp quốc gia".

"Tôi cho rằng xuất khẩu sẽ tiếp tục yếu trong vài tháng tới khi Trung Quốc trải qua quá trình mở cửa trở lại đầy khó khăn", ông nói thêm.

"Khi nhu cầu toàn cầu suy yếu vào năm 2023, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước".

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 5,5%, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng nước này sẽ phải vật lộn để đạt được mục tiêu đó, mặc dù đã công bố mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến là 3,9% trong quý III.

(Nguồn: AFP)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement