Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cao su của Việt Nam hưởng lợi từ giá dầu thô tăng

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, thời gian tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá dầu thô tăng cao, nguồn cung giảm và nhu cầu cao tại các thị trường lớn.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 406.800 tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý I/2022 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi.

Dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ… sẽ tiếp tục tăng và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam hưởng lợi từ giá dầu thô tăng   - Ảnh 1.

Theo dự báo, quý II/2022, ngành cao su toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao.

Về thị trường xuất khẩu, trong quý I/2022, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,8% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Quý I/2022, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 356,51 nghìn tấn, trị giá 628,18 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý I/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam với 280.230  tấn, trị giá 483,2 triệu USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 67,5% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Đứng thứ hai là Ấn Độ với 28.760 tấn, trị giá 52,54 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 7,3% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Giá xuất khẩu bình quân trong quý I nhiều chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) đạt 1.743 USD/tấn, tăng 8,5%; SVR10 đạt 1.811 USD/ tấn, tăng 10,6%; cao su tổng hợp đạt 2.627 USD/tấn, tăng 36,4%; SVR 20 đạt 1.754 USD/ tấn, tăng 7,1%...

Trong quý I/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước giữ ổn định ở mức 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Tại Gia Lai giá thu mua ở mức 310-320 đồng/độ TSC.

Tháng 4/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh thành biến động nhẹ. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thu mua ở mức 335-345 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 350 đồng/ độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng, trong khi nguồn cung giảm và giá dầu thô tăng cao. Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể bị tác động bởi thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng..

Đ. Khải
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement