Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cà phê, hồ tiêu của Việt Nam khởi sắc trong tháng 10

Giá cả hàng hóa

01/11/2022 06:51

Các thống kê cho thấy, mặc dù vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nông sản nói chung nhưng tháng 10 vừa qua, xuất khẩu cà phê và hồ tiêu của Việt Nam có diễn biến tích cực.

Xuất khẩu cà phê có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD trong năm nay

Giá cà phê trong nước hôm nay 1/11 tại tỉnh Đắk Lắk là 41.000 đồng/kg, tại Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg, tại Gia Lai: 40.900 đồng/kg, Đắk Nông: 40.000 đồng/kg, Kon Tum: 40.000 đồng/kg, tại cảng TP.HCM: 45.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch sáng ngày 31/10, giá cà phê Robusta tại sàn giao dịch London, giá giao tháng 1/2023 giảm 29 USD/tấn, giao dịch ở mức 1.849 USD/tấn; giao tháng 3/2023 giao dịch ở mức 1.837 USD/tấn. 

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 9,05 cent/lb, giao dịch ở mức 169,8 cent/lb; giao tháng 3/2023 giảm 9,20 cent/lb, giao dịch ở mức 167,75 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tháng 11 'đỏ lửa' - Ảnh 1.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE mở rộng mức lỗ lên 1,92 USD/pound.

Thời điểm tháng 11/2022, vùng Tây Nguyên của Việt Nam sẽ bước vào vụ thu hoạch cà phê. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, được cho là động lực chính giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc và có thể đạt được mục tiêu 4 tỷ USD đặt ra trong năm nay.

Một số ý kiến lo ngại rằng, giá vốn đang giảm vì thị trường tiêu thụ lắng xuống nay càng bị áp lực bởi nguồn cung dồi dào khi Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê.

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho rằng, trong ngắn hạn chưa có áp lực nhiều vì sản lượng cà phê mọi năm sẽ tăng mạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 1.

Dự báo giá cà phê Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thế giới suy giảm khi lạm phát tăng cao. Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên thực phẩm thiết yếu hơn, trong khi cà phê không nằm trong danh mục này.

Các nước tiêu thụ cà phê chính của Việt Nam, trong đó có Mỹ và Châu Âu, đồng loạt tăng mạnh lãi suất.

Nền kinh tế thế giới bước vào suy thoái khiến nhiều nước phải tìm mọi biện pháp để hạn chế lạm phát, trong đó có tăng lãi suất. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên sản lượng có thể giảm hơn so với mọi năm. Nhu cầu tiêu thụ cà phê những tháng cuối năm được cho là khó đoán định vì xung đột Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao và nền kinh tế nhiều quốc gia vẫn đang suy thoái.

Khả năng Fed sẽ còn nâng thêm lãi suất tiền tệ khiến lãi suất vốn vay tăng cao cũng không khuyến khích các Quỹ và đầu cơ rót vốn vào các thị trường hàng hóa.

Báo cáo tồn kho trên các thị trường cà phê kỳ hạn liên tiếp sụt giảm do giới thương mại giao hàng trực tiếp cho nhà rang xay với mức giá hấp dẫn hơn là đưa về hai sàn đăng ký bán đấu giá.

Trong tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 800 triệu USD

Giá tiêu hôm nay 1/11 tại Gia Lai là 56.000 đồng/kg, tại Đắk Lắk, Đắk Nông là 57.000 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu không có biến động. Tại Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu ở mức 58.000 đồng/kg, tVũng Tàu dao động quanh mốc 59.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 3.677 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia ở mức 5.952 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.

Thị trường nông sản đầu tháng 11 'đỏ lửa' - Ảnh 2.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Cà phê gần 3,3 tỷ USD (tăng 33,4%); cao su 2,8 tỷ USD (tăng 11,2%); gạo trên 2,9 tỷ USD (tăng 7,4%), đáng chú ý có hồ tiêu 829 triệu USD (tăng 4,7%).

Như vậy có thể thấy xuất khẩu tiêu Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, và mục tiêu 1 tỷ USD xuất khẩu gần như không hoàn thành. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 263.692 tấn hạt tiêu, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 948,7 triệu USD.

theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 8 tiếp tục sụt giảm trong tháng thứ tư liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái, với mức giảm 13,6% và đạt 8.570 tấn.

Như vậy, tổng lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ trong 8 tháng đầu năm đạt 62.325 tấn, trị giá 307,6 triệu USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Mỹ giảm nhập khẩu tiêu từ hầu hết nguồn cung chủ yếu, ngoại trừ Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu 45.494 tấn tiêu từ Việt Nam với trị giá 222,2 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 45,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Thị phần của Việt Nam trong tổng lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ tăng lên mức 73% so với 67,2% của 8 tháng năm ngoái. Đặc biệt, lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc tăng tới 32,8%, đạt 910 tấn và gần bằng cả năm ngoái.

Tuy nhiên, lượng tiêu nhập từ Indonesia, Brazil và Ấn Độ giảm lần lượt là 5,1%, 38,7% và 22,8% xuống còn 5.340 tấn, 4.950 tấn và 4.126 USD/tấn.

Thị trường cao su vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc

Giá cao su kỳ hạn hôm nay tiếp đà giảm mạnh toàn thị trường tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 12/2023 ghi nhận mức 208,7 JPY/kg, giảm 2,8 JPY/kg. Kỳ hạn cao su tháng 11 là kỳ hạn tăng 0.6%; các kỳ hạn tháng 1/2023, kỳ hạn tháng 2/2023, kỳ hạn tháng 3/2023 giảm mạnh gần 2%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 giao dịch ở mức 10.830 CNY/tấn, giảm 200 CNY/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm mạnh tiếp ở các kỳ hạn tháng 1/2023, tháng 3/2023, tháng 4/2023, tháng 5/2023 ở mức hơn 1% và hơn 2%.

Thị trường nông sản đầu tháng 11 'đỏ lửa' - Ảnh 3.

Cao su giảm 60,80 US Cents / kg hay 34,10% kể từ đầu năm 2022.

Trong 10 ngày giữa tháng 10/2022, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh, giá tại Nhật Bản và Thượng Hải tăng/giảm trở lại liên tục trong mấy phiên gần đây, nhưng vẫn giảm so với 10 ngày trước đó.

Cụ thể: Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), sau khi giảm xuống mức 221 yen/kg (ngày 14/10/2022), giá tăng trở lại trong mấy phiên gần đây, nhưng vẫn giảm so với 10 ngày trước đó. Ngày 18/10/2022 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 226,7 yen/kg (tương đương 1,52 USD/kg), giảm 0,04% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trở lại do dự đoán nguồn cung sẽ thắt chặt sau cuộc đàm phán của các nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu châu Á để thảo luận về hạn ngạch xuất khẩu nhằm ổn định giá cả, tuy nhiên đà tăng bị hạn chế do các biện pháp phòng chống Covid-19 mới tại Trung Quốc đã gây áp lực cho thị trường.

Tại sàn SHFE Thượng Hải giá biến động mạnh. Sau khi giảm xuống mức 11.650 nhân dân tệ/tấn (ngày 12/10/2022), giá tăng nhẹ trở lại, nhưng vẫn giảm so với 10 ngày trước đó. Ngày 20/10/2022, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 11.745 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,63 USD/tấn), giảm 2,7% so với 10 ngày trước đó và giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Thái Lan, sau khi tăng lên mức 55,6 Baht/kg (ngày 11/10/2022), giá cao su tự nhiên giảm trở lại. Ngày 18/10/2022, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 54,1 Baht/kg (tương đương 1,42 USD/kg), giảm 1,6% so với 10 ngày trước đó và giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Malaysia, tháng 8/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 26,41 nghìn tấn, giảm 3,8% so với tháng 7/2022 và giảm 15,2% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 255,2 nghìn tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cao su cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 8/2022 đạt 60,17 nghìn tấn, tăng 11,9% so với tháng 7/2022 và tăng 1,7% so với tháng 8/2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 40,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này; tiếp đến là Iran chiếm 5,4%; Đức chiếm 4%; Hoa Kỳ chiếm 4% và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4%. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Malaysia xuất khẩu được 426,29 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 8/2022, Malaysia nhập khẩu 100,93 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 46,5% so với tháng 7/2022 và tăng 26,6% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Malaysia nhập khẩu 833,68 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 8/2022 đạt 32,83 nghìn tấn, giảm 6,5% so với tháng 7/2022 và giảm 13,1% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 311,72 nghìn tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 8/2022 đạt 209,49 nghìn tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2022 và giảm 27,1% so với cùng kỳ năm 2021.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement